Trợ cấp thất nghiệp áp dụng từ năm nào

Hiện nay, các vấn đề liên quan đến Trợ cấp thất nghiệp luôn nhận được nhiều sự quan tâm của người lao động. Trong đó, vấn đề liên qua đến Trợ cấp thất nghiệp áp dụng từ năm nào luôn nhận được nhiều sự qua tâm nhất. Vì thế, nhận biết được thắc mắc của khác hàng công ty Luật ACC cung cấp đến bạn một số thông tin liên quan đến vấn đề này _ Trợ cấp thất nghiệp áp dụng từ năm nào. Mời bạn cùng tham khảo!

Tro-cap-that-nghiep-ap-dung-tu-nam-nao

Trợ cấp thất nghiệp áp dụng từ năm nào

1. Trợ cấp thất nghiệp áp dụng từ năm nào

Nghị định 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2009. Đây cũng là lần đầu tiên bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng.

=> Bảo hiểm thất nghiệp ra đời từ năm 2009.

2. Hồ sơ đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ theo quy định của Luật Việc làm và Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng BHTN bao gồm:

  • Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu do Bộ LĐTBXH quy định);
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: Hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc (HĐLV) đã hết hạn; Quyết định thôi việc hoặc Quyết định sa thải hoặc Quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV;…
  • Sổ BHXH
  • 2 ảnh 3 x 4
  • CMTND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photto nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu

3. Không nhận trợ cấp thất nghiệp

Khoản 6 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định, sau thời hạn 3 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp và không thông báo bằng văn bản với cơ quan BHXH nơi đang hưởng thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng theo quy định.

4. Có được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp 1 lần được không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm 2013 thì Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp:

– Cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp.

– Cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

5. Chi trả trợ cấp thất nghiệp

Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

 Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.”

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1110 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo