Trích lục khai sinh có giống bản sao không 2024?

Việc trích lục khai sinh được thực hiện khá phổ biến bởi lẽ rất nhiều trường hợp công dân bị thất lạc bản gốc giấy khai sinh và không có giấy tờ nào để thay thế, đặc biệt là thời chiến tranh vào những năm trước 1975. Xoay quanh vấn đề này, người ta thường băn khoăn giữa hai khái niệm, hai tên gọi trích lục khai sinh và bản sao. Vậy Trích lục khai sinh có giống bản sao không? Vấn đề này được giải thích cụ thể như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Trích lục khai sinh có giống bản sao

Trích lục khai sinh có giống bản sao?

1. Trích lục khai sinh là gì? 

Giấy khai sinh là một trong những văn bản được cấp cho cá nhân khi làm thủ tục đăng ký khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp. Nội dung của Giấy khai sinh sẽ bao gồm những thông tin cá nhân cơ bản theo quy định của pháp luật hiện hành. Đây là dạng thủ tục đăng ký hộ tịch nhằm giúp định danh, xác định xuất xứ của 1 cá nhân, bắt đầu thừa nhận sự xuất hiện của 1 công dân mới trong 1 quốc gia.
Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014, trích lục hộ tịch hay cụ thể trích lục khai sinh được hiểu là: “ Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính” 
Như vậy, có thể hiểu trích lục giấy khai sinh cũng là một văn bản do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho cá nhân; nhằm mục đích để chứng minh về sự kiện hộ tịch của cá nhân đó đã thực hiện đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch.
Quá trình thực hiện hồ sơ trích lục khai sinh là lúc cơ quan hành chính nhà nước tiến hành tra soát, đối chiếu thông tin dữ liệu đã được lưu giữ ở hồ sơ gốc, sổ hộ tịch. Sau đó, bằng nghiệp vụ tiến hành xác nhận những thông tin bằng văn bản cụ thể kèm theo chữ ký, đóng dấu của Chủ tịch UBND cấp xã/phường hoặc cấp quận/huyện để cấp cho công dân bản trích lục khai sinh.

2. Trích lục khai sinh có giống bản sao không?

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP: “Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Khoản 7 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định: “Sổ gốc là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.
Như vậy, sổ hộ tịch được xác định là sổ gốc và bản sao trích lục hộ tịch chính là bản sao được cấp từ sổ gốc đó. Bản sao trích lục giấy khai sinh là bản sao trích lục hộ tịch và sẽ có giá trị tương đương với bản chính. Do đó, bản sao giấy khai sinh thực chất là bản sao trích lục giấy khai sinh.

3. Người có quyền yêu cầu cấp bản sao trích lục khai sinh? 

Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục khai sinh về sự kiện khai sinh đã được đăng ký.
Điều 6 Luật hộ tịch 2014 quy định về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch: Người có yêu cầu cấp bản sao trích lục khai sinh có thể trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu cấp bản sao trích lục khai sinh thông qua người đại diện theo pháp luật.
Việc ủy quyền đăng ký cấp bản sao trích lục khai sinh quy định tại điều 2 thông tư 04/2020/TT-BTP. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật; phạm vi uỷ quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch.
Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền và phải thống nhất với cha, mẹ đẻ về các nội dung khai sinh.

4. Trích lục khai sinh ở đâu?

Theo quy định của Luật Hộ tịch hiện hành thì cơ quan có thẩm quyền cấp bản trích lục khai sinh bao gồm:
✔️ Trích lục hộ tịch tại UBND cấp xã/ phường nơi đăng ký khai sinh;
✔️ Trích lục hộ tịch tại UBND cấp quận/ huyện nơi đăng ký khai sinh;
✔️ Trích lục tại Cơ quan lãnh sự (Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán) nơi đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài;
✔️ Trích lục tại Sở tư pháp trong những trường hợp còn lại.
Hiện nay, hệ thống dữ liệu về Luật hộ tịch phát triển cho phép công dân xin trích lục khai sinh qua mạng (online), mà không nhất thiết phải tới tận nơi đăng ký khai sinh trước đây.
Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Thủ tục xin trích lục giấy khai sinh online [Chi tiết 2022]
Trên đây chúng tôi đã giải đáp cho các bạn về vấn đề Trích lục khai sinh có giống bản sao không? cũng như một số câu hỏi có liên quan khác. Với những kiến thức bổ ích này chúng tôi hi vọng giúp quá trình thực hiện thủ tục xin trích lục khai sinh của quý bạn đọc trở lên dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn. Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp những thông tin pháp lý về nhiều lĩnh vực khác nhau một cách chuyên sâu và cập nhật, vì thế có bất kỳ vấn đề gì cần hỗ trợ, bạn vui lòng liên hệ với Luật ACC nhé!

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (276 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo