Trích lục kết hôn tiếng anh là gì

Trích lục kết hôn tiếng anh là gì?

Có thể nói trong thời đại hội nhập ngày nay việc kết hôn giữa những công dân khác quốc tịch với nhau không còn là điều xa lạ. Một trong những thủ tục mà hầu hết các quốc gia trên thế giới quy định sau khi kết hôn là đăng ký hộ tịch và một trong những dạng phổ biến của thủ tục hộ tịch là trích lục kết hôn. Vậy trên thế giới với tiếng anh là ngôn ngữ phổ biến thì trích lục kết hôn được gọi như thế nào? hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
B3aa04cf 6b40 443b 825b Ff93856e8887
Trích lục kết hôn trong tiếng anh thương gọi là: Extract of Marriage Certificate hay Mảiage extracy.
Như đã nói trích lục kết hôn là một dạng của trích lục hộ tịch, tuỳ thuộc vào luật pháp của các nước khác nhau mà có các quy định khác nhau về vấn đền này, theo pháp luật Việt Nam, trích lục kết hôn gồm các vấn đề sau:
1. Về định nghĩa
Theo khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014: Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.

A. Trích lục kết hôn bản chính (Certified Extracts of a Marriage)

  • Thứ nhất đó phải là việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài. Thứ hai, việc kết hôn phải được ghi vào Sổ hộ tịch
Vậy thủ tục đăng ký hộ tịch là việc trước tiên phải thực hiện để có trích lục kết hôn.
a) Trình tự thực hiện đăng ký hộ tịch như sau:
1. Người có yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (sau đây gọi là ghi chú kết hôn) nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.
2. Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ.
3. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
4. Hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.
5. Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn đủ điều kiện, không thuộc trường hợp từ chối ghi vào sổ việc kết hôn theo quy định, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân đồng ý giải quyết thì ký cấp bản chính Trích lục hộ tịch cho người yêu cầu; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn.
* Yêu cầu ghi vào sổ việc kết hôn bị từ chối trong các trường hợp sau:
1. Việc kết hôn vi phạm điều cấm theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
2. Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND cấp huyện có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
*Thành phần hồ sơ:
Giấy tờ phải xuất trình
1. Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu ghi chú kết hôn (giấy tờ tùy thân);
2. Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).
Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.
Giấy tờ phải nộp
1. Tờ khai ghi chú kết hôn theo mẫu;
2. Bản sao giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
3. Bản sao giấy tờ tùy thân của cả hai bên nam, nữ, nếu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính;
4. Nếu công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp trích lục về việc đã ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn (Trích lục ghi chú ly hôn).
5. Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc ghi chú kết hôn. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được Ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Trích lục ghi chú kết hôn.
 k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.
2. Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch.

B. Bản sao trích lục kết hôn (Certified Copies Extracts of a Marriage)

 and Certified Electronic Extracts of a Marriage

Bản sao trích lục kết hôn dùng để phân biệt với giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được sao y chứng thực tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân.
Lưu ý: để có bản sao trích lục kết hôn, trước hết việc kết hôn của bạn phải được đăng ký và ghi vào Sổ hộ tịch.
Theo quy định của Luật Hộ tịch, khi yêu cầu cấp bản sao giấy chứng nhận kết hôn, người có yêu cầu cần nộp:
  • Tờ khai cấp bản sao trích lục kết hôn;
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân (giấy chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu…);
Bạn trực tiếp nộp tờ khai cấp bản sao trích lục kết hôn cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch. Trường hợp bạn không thể trực tiếp nộp tờ khai, bạn có thể ủy quyền cho người khác nộp tờ khai cấp bản sao trích lục kết hôn cho cơ quan có thẩm quyền. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền.
Nơi nộp tờ khai xin trích lục kết hôn
Sau khi hoàn thiện hồ sơ giấy tờ như đã nêu ở mục 2.1, bạn nộp hồ sơ tới Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch. Khoản 5 điều 4 Luật Hộ tịch quy định, Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch bao gồm:
  • Cơ quan đăng ký hộ tịch: Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Bộ Tư pháp;
  • Bộ Ngoại giao;
  • Cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
     Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký. Tức là, bạn có thể yêu cầu bất kì Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu nào cấp bản sao trích lục kết hôn cho bạn mà không phụ thuộc vào nơi cư trú. (Điều 63 Luật Hộ tịch)
Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu. Trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
C. Căn cứ pháp lý:
- Luật hôn nhân và gia đình; Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;
- Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;
Vậy trích lục kết hôn trong tiếng anh là Extract of Marriage Certificate hay Marriage extracy. Nếu các bạn có thắc mắc vui lòng liên hệ Luật ACC để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (715 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo