TÓM TẮT VỀ MỘT SỐ TRÀO LƯU HỘI HỌA

Trào lưu mỹ thuật hay trường phái mỹ thuật là một xu hướng hoặc phong cách mỹ thuật tuân theo một mục đích hoặc triết lý cụ thể, trào lưu mỹ thuật được những nhóm các nghệ sĩ theo đuổi trong một khoảng thời gian nhất định. Trong mỹ thuật phương Tây, khái niệm trào lưu mỹ thuật có vai trò phân loại quan trọng, đặc biệt là cho mỹ thuật phương Tây thế kỷ 20 vì có rất nhiều trào lưu và nhóm nghệ sĩ khác nhau coi họ là trào lưu mang tính tiên phong. Khi triết lý của trào lưu không chỉ dừng lại ở các hình thức nghệ thuật thị giác như hội họa, điêu khắc, kiến trúc mà còn là một phần của trào lưu nghệ thuật lớn hơn trong văn học, âm nhạc, trào lưu mỹ thuật thường được coi là một phần của trào lưu hay chủ nghĩa nghệ thuật.
Một số nền nghệ thuật, phong cách tiêu biểu:
Hội họa cổ điển: Vào thế kỷ XVII và XVIII, lấy kỹ thuật Hy Lạp, La mã làm gương mẫu, quan sát thiên nhiên là thiết yếu, đề tài có tính cách cao quí, bố cục phân minh. Họ chú trọng vào hình thể cân đối và màu sắc thường trầm đậm, u nhã. Đề tài của họ với mục đích phụng sự tôn giáo, thánh thần hay những sinh hoạt mang tính xã hội, chân dung người có chức tước, danh giá... tạo hình thường phẳng dẹt, nét màu có ý nghĩa tượng trưng. Giai đoạn sau thì theo sát thực tế, tả ánh bóng, đường nét mềm mại hơn, các khuôn mặt có thần sắc hơn, mở đầu cho thời kỳ Phục hưng sau này.
Các họa sĩ thời này như: Nicolas Poussin, Giotto, Rubens, Jordaens, Van Dyck, Rembrande...
Hội họa Phục hưng: Được bắt đầu ở Ý, vào nửa cuối thế kỷ XV, sau đó phát triển rực rỡ đến đầu thế kỷ XVI. Phần lớn các bức tranh của nghệ thuật Phục Hưng là các bức tranh thờ và bích họa có nội dung tôn giáo được vẽ cho nhà thờ, tranh với các đề tài trần tục hay thần thoại không mang tính tôn giáo, huyền thoại anh hùng hay thần thánh, lịch sử Cổ đại và chân dung những danh nhân đương thời. Bên cạnh đó cũng xuất hiện những tranh vẽ phong cảnh hoặc diễn tả cuộc sống thời bấy giờ.
Chiều sâu của không gian được thiết kế một cách chính xác bằng luật phối cảnh và phối cảnh màu. Người nghệ sĩ diễn tả cơ thể khỏa thân của con người bằng các tỷ lệ lý tưởng. Nghiên cứu sâu về giải phẫu học.Tỷ lệ Vàng cũng có từ thời gian này. Cấu trúc tranh cân bằng, hài hòa, những hình tam giác, bán nguyệt hay hình tròn là phong cách cấu trúc thường được ưa chuộng.
Họa sĩ tiêu biểu: Leonardo da Vinci, Michelangelo, Rafael, Rubens, Vermeer, Velasquez, Ucello, Giorgione, Le Titien, Le Tintoret, Véronèse, Le Corrège, Le Caravage..
Hội họa Lãng mạn: Đối nghịch với cổ điển về chủ đề, thoát thai từ hội họa Tân cổ điển, các tác giả trường phái Lãng mạn đã rời bỏ dần tinh thần Hy Lạp cổ xưa và lấy nguồn cảm hứng từ các cuốn tiểu thuyết đương thời, những trường đoạn mang nhiều kịch tính làm đề tài để sáng tác với những hình họa linh hoạt hơn, màu sắc tươi sáng hơn, tạo thế động và không khí sôi nổi trong tranh. Xu hướng của họ là cảm hứng cá nhân, là tưởng tượng, thoát ly khỏi các khuôn mẫu, những chi tiết được loại bỏ bớt, tạo đường nét, màu sắc sống động không nghiêm khắc, sẫm đậm như các thời Cổ điển.
Họa sĩ tiêu biểu: Théodore Géricault​(1791-1824), Eugène Delacroix (1798-1863) , Paul Delaroche (1797-1856)
Hội họa Hiện thực: là trào lưu nghệ thuật lấy hiện thực xã hội​và những vấn đề có thực của con người làm đối tượng sáng tác. Chủ nghĩa hiện thực hướng tới cung cấp cho công chúng nghệ thuật những bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống, về môi trường xã hội xung quanh.
Họa sĩ tiêu biểu: Gustave Courbet (1819 – 1877), Millet, Daumier ...

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (683 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!