NHỮNG NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH CHỦ YẾU TRONG LÝ LUẬN CỦA TRÀO LƯU DÂN CHỦ XÃ HỘI TÂY ÂU TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH (GIAI ĐOẠN 1991 - 2000)

1. Định vị lại tinh chất, mục tiêu của dân chủ xã hội

Sau bản động ở Liên Xô. Đông Âu, trong một số đảng dân chủ xã hội đã phát sinh vấn đề có nên tiếp tục sử dụng từ Chủ nghĩa xã hội dân chỉ để trình bày lý. luận và chính sách của đảng xã hội hay không. Ở thời kỳ này, trong Đảng dân chủ xã hội Đức cũng đã nổ ra cuộc tranh luận về vấn đề có tiếp tục kiên trì sử đang khái niệm “Chủ nghĩa xã hội dần chú" hay là dùng “chủ nghĩa dân chủ xã hội" để thay thế nó. Thực tế đó đã thúc đẩy các chính đảng dân chủ xã hội phải xem xét Tại việc xác định địa vị chính trị của minh. Do vậy, tần số xác định khái niệm Chủ nghĩa xã hội truyền thống ngày càng thêm. “Chủ nghĩa dân chủ xã hội" muốn nói đến ở đây là chủ nghĩa dân chủ của xã hội, chủ thể của nó đã trở thành “chủ nghĩa dân chủ. Điều này chứng tỏ, đảng dân chủ xã hội cần trao cho chế độ dân chủ hiện nay nói dung "xã hội", chít không còn mong muốn dùng Chủ nghĩa xã hội với tư cách là chế độ để thay thế chủ nghĩa dân chủ của Chủ nghĩa tư bản hoặc Chủ nghĩa tư bản của chủ nghĩa dân chủ nữa. Nếu ra kiến nghị này không chỉ để tránh ảnh hưởng tiêu Cực của từ "Chủ nghĩa xã hội, mà chủ yếu là chúng tớ, đảng dân chủ xã hội đã thay đổi. sự lý giải về Chủ nghĩa xã hội, hoàn toàn từ bỏ mục tiêu Chủ nghĩa xã hội.

2. Đề ra và thực hiện lý luận về "Con đường thứ ba" mới.

2.1. Về cơ sở triết học - chính trị

“Con đường thứ ba” chủ trang đã phá quan niệm chính trị đối lập hai cực tả - hà tây gái cấp làm cơ sởi, mà xây dựng quan niệm mới về đoàn kết xã hội (thỏa hiệp xã hội, đồng thuận xã hội) và thu nên các lực lượng chính trị, lầy các tầng lớp trung gần (chiếm khoảng 2/3 dân cư của xã hội tư bản hiện đại) là hạt nhân. Từ đây, “Con đường thứ ba” kêu gọi thực hiện cải cách nền chính trị của các đảng dân chủ xã hội, xây dựng trung tâm chính trị mới đã có thể đoàn kết được các lực lượng chính trị, tổ chức xã hội. Đây có thể được coi là nền tảng triết học chính trị của “Con đường thứ ba” 

2.2. Về các giá trị cơ bản của dân chủ xã hội

Trong cương lĩnh chính trị, tuy vẫn giữ nguyên các giá trị truyền thống của trào lưu dân chủ xã hội là Tự do, Bình đẳng, Đoàn kết, nhưng “Con đường thứ ba” lại nhấn mạnh cần xét lại mối tương quan của các giá trị trong hoàn cảnh mới. Một trong những đặc trưng nổi bật của “Con đường thứ ba” là nhấn mạnh sự gắn kết giữa tự do, bình đẳng với đoàn kết, với an toàn xã hội, bảo đảm nhân phẩm cá nhân trong bất kỳ hoàn cảnh nào như một thứ quyền công dân. Đó là sự thống nhất giữa quyền lợi và nghĩa vụ, cơ hội và trách nhiệm, cá nhân và xã hội, đề cao đời sống cộng đồng.

2.3. Về chế độ sở hữu và chính sách kinh tế

Về vấn đề sở hữu: “Con đường thứ ba” hầu như không còn nhắc đến tầm quan trọng của chế độ sở hữu, không còn nhắc đến thay đổi chế độ sở hữu và xây dựng chế độ công hữu. Họ bác bỏ quốc hữu hoá và chế độ sở hữu nhà nước, đồng thời tích cực thực hiện chương trình tư nhân hoá rộng rãi, chú trọng phi điều tiết nền kinh tế, chủ trương xây dựng một mô hình kinh tế hỗn hợp mới tốt hơn, đạt được hiệu ứng đồng tác của cả hai khu vực công và tư. Nhưng mặt khác, “Con đường thứ ba” cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải phê phán quan hệ sản xuất hiện nay của Chủ nghĩa tư bản, vì cho dù các nước tư bản phát triển có đạt đến một xã hội thịnh vượng thì nhiều nguyên tắc nguyên thủy của Chủ nghĩa tư bản vẫn còn được duy trì ở đó như sự tập trung quyền lực kinh tế, phân phối thu nhập và của cải bất bình đẳng, những khác biệt giai cấp v.v...

Về vai trò của thị trường: “Con đường thứ ba” thừa nhận hoàn toàn cơ chế kinh tế thị trường, coi kinh tế thị trường dưới Chủ nghĩa tư bản như là công cụ hữu hiệu để những người dân chủ xã hội thực hiện các giá trị cơ bản của họ là Tự do, Bình đẳng, Đoàn kết. Do vậy, “Con đường thứ ba” chủ trương giảm bớt sự can thiệp toàn diện của nhà nước, khuyến khích một nền kinh tế thị trường phát triển, coi thị trường là công cụ dịch vụ của xã hội. Tuy nhiên, “Con đường thứ ba” không chấp nhận tự do thả nổi thị trường, mà kết hợp sự can thiệp của nhà nước với thị trường tự do, xây dựng quan hệ hợp tác giữa chính phủ và giới công nghiệp, giữa các ngành kinh tế nhằm tạo sự tăng trưởng bền vững, lâu dài và cơ hội việc làm cao…

2.4. Về vai trò của nhà nước và cầm quyền của chính phủ

"Con đường thứ ba" cho rằng nhà nước dân tộc phải thực sự đảm bảo được sự đoàn kết của tất cả các nhóm xã hội. Đây là tư tưởng lớn có tính chủ đạo để cải cách nhà nước, cải cách chính phủ, xây dựng nền chính trị mới và nền dân chủ mới. Các vấn đề cốt lõi của quan điểm này là xác định lại nhiệm vụ và vai trò chính trị mới giữa nhà nước, thị trường và xã hội, đổi mới phương thức hoạt động của nhà nước. Thay vì đứng trên xã hội, thống trị xã hội, độc quyền chỉ huy làm tất cả ở mọi lĩnh vực đời sống xã hội, hoặc giảm thiểu vai trò đến mức tối đa, nhà nước ngày nay đóng vai trò mới: Người cổ vũ, đạo diễn, trung gian, đối tác và hướng đạo cho xã hội - vai trò cầm lái chứ không phải bơi chèo. Nhà nước không phải là "Nhà nước tối thiểu", cũng không phải là "Nhà nước lớn", mà là "Nhà nước hiệu quả", thích ứng với xu thế toàn cầu hóa và dân chủ hoá.

2.5. Về chế độ phúc lợi xã hội

"Con đường thứ ba" chủ trương duy trì và cải cách, hiện đại hoá nhà nước phúc lợi, thay đổi chính sách của nhà nước phúc lợi truyền thống, thi hành chính sách phúc lợi tích cực, không chỉ đảm bảo an toàn xã hội, mà còn phải tạo cơ hội giúp đỡ nhân dân trong thế giới đầy biến động hiện nay. Những người dân chủ xã hội không còn nhấn mạnh đến chi tiêu phúc lợi xã hội, không tăng đầu tư cho công trình công cộng và trợ cấp phúc lợi, không còn nhấn mạnh "việc làm đầy đủ", mà thay đổi "phương thức phục vụ, giúp đỡ nhân dân", thay đổi chính sách phúc lợi "ôm đồm hết" thành "đầu tư vốn nhân lực" thông qua đào tạo nâng cao tố chất con người, thực hiện việc khai thác tiềm năng con người và bình đẳng cơ hội, biến "Nhà nước phúc lợi thụ động kiểu cũ" thành "Nhà nước đầu tư xã hội", "Nhà nước phúc lợi việc làm".

2.6. Về các vấn đề quốc tế và chính sách đối ngoại

"Con đường thứ ba" cho rằng, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, đối đầu hai cực không còn và trước sự phát triển hết sức mạnh mẽ của TCH nền kinh tế thế giới, các đảng dân chủ xã hội phải thuận theo xu thế và yêu cầu của thời đại, không thể theo "chủ nghĩa cô lập" được nữa, mà phải mở cửa đối ngoại, thực hiện "chủ nghĩa thế giới". Chủ nghĩa dân tộc lấy láng giềng làm chính, hoặc chủ nghĩa bảo hộ đều không có tiền đồ, chỉ có hợp tác quốc tế mới có thể thúc đẩy TCH phát

3. Tìm kiếm chiến lược tổng thể cho thế kỷ mới

Những năm cuối thế kỷ XX, lý luận "Con đường thứ ba" mới được coi như một trào lưu tư tưởng lý luận chính trị hiện đại và được những người dân chủ xã hội tích cực truyền bá rộng rãi trong các nước tư bản phát triển, cũng như các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, thực tế những năm gần đây, các đảng dân chủ xã hội ở Tây Âu chịu nhiều tổn thất chính trị và thất bại trong bầu cử, lý luận "Con đường thứ ba" mới gần như bị phá sản. Trước tinh hình đó, Quốc tế xã hội, tại Đại hội lần thứ XXII họp ở Sao Paulo (Brazil) năm 2003, đã tổng kết những thành quả đạt được, rút ra những bài học kinh nghiệm của nhiều đảng, định hướng điều chỉnh lý luận, chính sách và những nhận thức sâu sắc về chiến lược của nó trong thế kỷ mới. Chiến lược thế kỷ mới của trào lưu dân chủ xã hội được khái quát như sau: Quốc tế xã hội lấy Chủ nghĩa xã hội dân chủ hoặc chủ nghĩa dân chủ xã hội làm tư tưởng chỉ đạo, toàn bộ hệ thống lý luận của nó gồm ba bộ phận: dân chủ chính trị, dân chủ kinh tế và dân chủ thế giới. Cụ thể là: trước hết, thông qua tranh cử để nắm chính quyền, thực hiện dân chủ chính trị; sau đó lợi dụng quyền lực để xây dựng nhà nước phúc lợi, thực hiện dân chủ kinh tế; cuối cùng đồng thời với việc tranh thủ thực hiện dân chủ chính trị và dân chủ kinh tế, ra sức thiết lập một trật tự chính trị kinh tế thế giới mới, thực hiện dân chủ thế giới. Thực chất của chiến lược thế kỷ mới của Quốc tế xã hội chính là thông qua việc thúc đẩy quản lý toàn cầu một cách dân chủ, tiến tới khống chế toàn cầu hoá, từng bước thực hiện dân chủ thế giới.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1164 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!