Trào lưu âm thầm nghỉ việc trong giới trẻ hiện nay.

Từ khoá "âm thầm nghỉ việc" hay "làm việc cầm chừng" đã thu hút tới hơn 3,5 triệu lượt xem trên mạng xã hội. Tuy vậy, các video về chủ đề này vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi.

Khi nhân viên "âm thầm nghỉ việc" hay "làm việc cầm chừng". 

“Làm việc cầm chừng” có thể hiểu là hiện tượng nhân viên không nỗ lực hết 120% mà chỉ dừng lại ở 90%, tức là có thể hoàn thành mà không cần nỗ lực quá mức. Nhiều thông tin và bình luận cho rằng đây là một kiểu làm việc lười biếng, được gắn mác giới trẻ hay thế hệ Z. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng cách dán nhãn này không công bằng. Dù là Gen Z, Gen X hay Gen, khi bị “gồng mình” hoặc quá tải với công việc làm thêm, họ đều có quyền được nghỉ ngơi và cân bằng lại cuộc sống một chút. Điều mà các doanh nghiệp lo sợ là khi xu hướng này lan rộng, thậm chí bén rễ và trở thành một lối sống, con người sẽ mất động lực và luôn rơi vào trạng thái muốn bỏ cuộc.

Xu hướng "âm thầm bỏ cuộc'' diễn ra mạnh mẽ tại Mỹ
Năm ngoái, tại Mỹ xuất hiện làn sóng ồ ạt bỏ việc. Liệu phong trào "âm thầm ngừng cống hiến" này có phải là một phiên bản khác của hiện tượng đó?
Theo trang CNBN, giữa năm ngoái, cứ 3 người lao động tại Mỹ thì lại có 1 người cân nhắc bỏ việc. Chỉ trong tháng 5, có 3 triệu người nộp đơn nghỉ việc. Khoảng 60% người được hỏi nói rằng, họ có điều không hài lòng với công việc đang làm.
Và hệ quả là rất nhiều người "ngồi chưa ấm chỗ" đã tính nhảy việc, thậm chí nhảy việc liên tục. Tuy nhiên, các công ty lúc đó mới mở lại sau đại dịch, họ có rất nhiều chỗ trống nên người lao động khá thoải mái lựa chọn mà không sợ ảnh hưởng thu nhập.

Nằm yên là một giải pháp được ưa chuộng tại Trung Quốc. 

Năm 2021, cụm từ "Tang ping" - nằm yên, mặc kệ sự đời bắt đầu được lan truyền và trở thành cách sống của nhiều người trẻ Trung Quốc.

Một số người nhận định quan điểm này đi ngược lại chủ nghĩa duy vật, một số khác nghi ngờ đây chỉ đơn giản là sự lười biếng. Trong khi đó, nhiều người cho rằng thái độ chống đối như vậy là kết quả tất yếu khi mọi người đã quá mệt mỏi với áp lực, cạnh tranh của cuộc sống hàng ngày, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ.

Không như nhiều từ thông dụng trước đó, "tang ping" không phải đại diện cho xu hướng mới. Tuy nhiên, một bài đăng về chủ đề này trở nên "viral" vào tháng 4/2021, thu hút sự chú ý lớn của nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ ở Trung Quốc.

Trên Baidu, một người đàn ông khoảng 20 tuổi – Luo Huazhong, đã viết về việc anh lựa chọn lối sống tối giản này trong 2 năm. Người dùng này cho biết: "Cuộc sống của tôi đơn giản chỉ là nằm yên". Luo giải thích rằng, anh lựa chọn cuộc sống không áp lực, ít đam mê về vật chất, không cần cố gắng để có một việc làm ổn định khi sống cùng bố mẹ ở Chiết Giang.

Những trào lưu trên tác động rất lớn đến sự vận hành của một doanh nghiệp. Cũng chính bởi lẽ đó, nhiều công ty đã linh hoạt kết hợp hình thức làm việc song song, cho phép nhân viên dành thời gian ít hơn ở công sở mà vẫn làm được việc. Có áp dụng kỷ luật với cách làm việc chây ì thì cũng sẽ có khích lệ với những nhân viên có nỗ lực. Sớm thôi, thế hệ Millennial rồi Gen Z sẽ là lao động chính trên thị trường. Họ sẽ có một tư duy làm việc và cống hiến kiểu mới. Do đó, những thay đổi từ các công ty sẽ là nên kết hợp được tinh thần linh hoạt, tự do của người trẻ, đồng thời khơi gợi được sự cống hiến tích cực của họ cho doanh nghiệp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1199 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!