Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra trong vụ án

Trong điều tra vụ án việc phân cấp điều tra luôm được phân chia rõ ràng theo cấp, thẩm quyền ngoài ra còn có sự phân chia theo lãnh thổ một cách rõ ràng. Tuy nhiên trên thực tế điều tra không tránh khỏi những sự tranh chấp về thẩm quyền điều tra, để tránh sự xung đột này pháp luật đã có những điều khoản và quy định cụ thể.Để hiểu rõ hơn về những quy định này hãy theo dõi bài viết dưới đây của công ty luật ACC chúng tôi.

Giải Quyết Tranh Chấp Về Thẩm Quyền Điều Tra Trong Vụ Án
Giải Quyết Tranh Chấp Về Thẩm Quyền Điều Tra Trong Vụ Án

1.Quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử vụ án hình sự

  • Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giữa các Tòa án quân sự khu vực trong cùng một quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định.
  • Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các Tòa án quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi kết thúc việc điều tra quyết định.
  • Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, giữa các Tòa án quân sự cấp quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương quyết định.
  • Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.

Theo quy định trên, có các vấn đề cần chú ý như sau:

Thứ nhất, thẩm quyền giải quyết tranh chấp tùy vào từng trường hợp bao gồm: Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương.

Thứ hai, các trường hợp tranh chấp xảy ra là do chưa xác định được chính xác thẩm quyền của tòa án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Cách xác định thẩm quyền như sau:

– Một là, thẩm quyền theo tính chất vụ án:

 Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng,

– Hai là, thẩm quyền theo lãnh thổ:

– Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.

– Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.

Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.

Như vậy, có thể thấy rằng, việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền trong điều tra và xét xử có mối quan hệ tương quan, vừa độc lập, vừa phụ thuộc. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền là bước đầu tiên để tiến tới xác định một cơ quan thực hiện hoạt động điều tra, xét xử một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả nhất.

2.Chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử

Khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Tòa án trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát đã truy tố phải ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố để giải quyết theo thẩm quyền. Việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu thực hiện theo quy định

Khi xét thấy vụ án vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án đã trả hồ sơ thì Viện kiểm sát chuyển lại hồ sơ vụ án đến Tòa án kèm theo văn bản nêu rõ lý do; nếu Tòa án xét thấy vụ án vẫn không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì việc giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử thực hiện . Viện kiểm sát phải thực hiện theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến Giải Quyết Tranh Chấp Về Thẩm Quyền Điều Tra Trong Vụ Án. Tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng mà công ty Luật ACC xin cung cấp cho khách hàng dịch vụ Tư vấn thủ tụC pháp luật. Nếu quý khách hàng còn gặp phân vân và muốn nhận được sự tư vấn liên quan đến vướng mắc của mình thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC ngay để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

– Tư vấn pháp lý: 1900.3330

– Zalo: 084.696.7979

– Văn phòng: (028) 777.00.888

– Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1006 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo