Giải quyết tranh chấp hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất 

Tranh chấp hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất được xử lý như thế nào? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm vì pháp luật hiện nay chưa quy định rõ ràng về giao dịch cầm cố quyền sử dụng đất. Do đó bài viết sau đây ACC sẽ chia sẻ về tranh chấp hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất. 

1550799110

 

1. Nội dung tổng quan về hợp đồng cầm cố hiện nay 

Cầm cố là một giao dịch được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015, theo đó cầm cố là: Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Như vậy cầm cố là việc chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố, đó có thể là động sản hoặc bất động sản. 

Bên cầm cố có nghĩa vụ: 

  • Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố đúng thoả thuận;
  • Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố
  • Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tương ứng với nghĩa vụ thì bên cầm cố có quyền: 

Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp luật định; Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt; Yêu cầu bồi thường thiệt hại;  Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật

Đối với bên nhận cầm cố: 

  • Quyền: 

  • Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.
  • Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.
  • Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

  • Nghĩa vụ: 

  • Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
  • Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
  • Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

2. Hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất có được công nhận?

Vấn đề này đang là một dấu hỏi khi pháp luật đất đai cũng như dân sự hiện nay chưa có sự thống nhất rõ ràng đối với giao dịch hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất. 

Theo Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì các giao dịch được thực hiện gồm: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn. 

Như vậy theo Luật Đất đai hiện hành giao dịch cầm cố không được liệt kê. Do đó ở đây có hai hướng hiểu: 

  • Người dân có quyền làm những điều pháp luật không cấm. Như vậy dù cầm cố không được liệt kê nhưng không bị cấm, do đó người sử dụng đất vẫn có thể giao kết hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất. 
  • Pháp luật tuy không cấm, nhưng lại không quy định. Vì vậy nếu tranh chấp xảy ra rất có khả năng sẽ bị tuyên vô hiệu hoặc không giải quyết được. 

Mặc dù Luật Đất đai không ghi nhận, nhưng BLDS có quy định như sau: “Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.” 

Như vậy bất động sản hoàn toàn có thể trở thành đối tượng của giao dịch cầm cố. Theo đó bất động sản bao gồm cả quyền sử dụng đất. 

Sự không thống nhất pháp luật ở đây dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau, chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh quy định giải quyết vấn đề này. Khiến nhiều bên lúng túng và khó khăn trong hướng giải quyết. 

Thực tế hiện nay khi pháp luật không quy định rõ ràng khiến các bên trong hợp đồng không đặt ra những thoả thuận, điều khoản đúng với tinh thần luật, dẫn đến ở tương lai có thể xảy ra tranh cãi mâu thuẫn, bùng nổ tranh chấp. 

Trường hợp các bên lựa chọn giải quyết tại Toà án thì để tuỳ vào cách giải quyết quan điểm của Toà án mà sẽ đưa ra quyết định. Nhiều trường hợp thậm chí hợp đồng bị vô hiệu. 

3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất như nào? 

Chính vì những phân tích tại mục 2, chúng tôi cho rằng cách tốt nhất để giải quyết chính là cố gắng thương lượng, hoà giải với nhau để tranh chấp có tỷ lệ cao được giải quyết một cách trọn vẹn, đem lại lợi ích công bằng cho hai bên. 

Tuy nhiên, nếu không giải quyết thương lượng được thì ở trường hợp bất đắc dĩ hãy khởi kiện tại Toà án. Tuy nhiên lúc này sẽ phụ thuộc vào quan điểm của Hội đồng xét xử để đưa ra phán quyết bản án quyết định phù hợp. 

4.  Dịch vụ tư vấn tranh chấp hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất tại ACC

ACC là đơn vị đã có nhiều năm kinh nghiệm cũng như nhận được tín nhiệm của nhiều khách hàng về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất. 

Chúng tôi sở hữu đội ngũ luật sư giỏi, chuyên viên nhiệt tình do đó có thể đảm bảo sẽ giải quyết vấn đề của khách hàng một cách trọn vẹn, tốt nhất có thể. Theo đó ACC cam kết:

  • Cung cấp dịch vụ chuyên môn tốt nhất và đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng. Chúng tôi phải đảm bảo được quyền lợi của khách hàng thì mới tiếp nhận thụ lý giải quyết. 
  • Luôn nhiệt tình lắng nghe, tư vấn kỹ càng mọi vấn đề cho khách hàng. 
  • Bảo mật thông tin khách hàng một cách tuyệt đối, do đó khách hàng có thể yên tâm khi chia sẻ với chúng tôi. 
  • Tại ACC chi phí luôn được cam kết ở mức hợp lý và không phát sinh thêm bất cứ chi phí nào. 

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về tranh chấp hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất. Quý vị có nhu cầu có thể liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết. 

Có thể bạn quan tâm: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2021

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (740 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo