Tra cứu giấy phép lữ hành quốc tế việt nam như thế nào?

Việc kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phải đáp ứng điều kiện luật định về giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Trong một số trường hợp, có thể là đối tác hoặc khách hàng có nhu cầu tìm hiểu rõ hơn về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế có thể tra cứu giấy phép lữ hành quốc tế của doanh nghiệp để có thể biết được những thông tin cơ bản của doanh nghiệp. Do đó, bài viết này nhằm giới thiệu đến quý bạn đọc về vấn đề tra cứu giấy phép lữ hành quốc tế Việt Nam như thế nào?

Tra Cứu Giấy Phép Lữ Hành Qt Vn

Tra cứu giấy phép lữ hành quốc tế Việt Nam như thế nào?

1. Dịch vụ lữ hành là gì?

Lữ hành và du lịch là hai hoạt động luôn bổ trợ nhau và có tính chất song song. Du lịch lữ hành là hình thức du lịch được tổ chức những chuyến đi xa có thể theo tour (có hướng dẫn viên), đơn vị tổ chức và hỗ trợ khách hàng trong suốt chuyến đi có thể là một công ty vừa tổ chức du lịch vừa kèm theo việc lo dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, cả phương tiện di chuyển. Không giống những chuyến đi có hoạch định trước về thời gian trở về, du lịch lữ hành thường mang tính “dài hơi” hơn. Giống như một chuyến du lịch xa của các khách bộ hành.

Dịch vụ lữ hành là một sản phẩm của một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực du lịch, trong đó, dịch vụ lữ hành sẽ được bảo đảm trọn gói các quyền lợi cần thiết khách hàng được hưởng cho chuyến đi của mình như di chuyển, lưu trú, ăn gì, ở đâu và đảm bảo quãng thời gian thuận lợi cho khách hàng đăng kí dịch vụ cho chuyến đi.

2. Quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

2.1 Đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành

Để được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, điều kiện về đăng kí kinh doanh yêu cầu như sau:

– Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Có đăng kí ngành nghề kinh doanh lữ hành quốc tế, mã ngành tương ứng là: Đại lý du lịch (7911) và Điều hành tua du lịch (Chi tiết: Kinh doanh dịch vụ lữ hành (Theo điều 31 Luật du lịch 2017).

2.2 Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

Thứ nhất, thực hiện việc ký quỹ theo quy định:

Khoản 2, 3 Điều 14 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP quy định về việc ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế như sau:

“2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;

b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;

c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng”.

Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Theo đó, khi doanh nghiệp muốn kinh doanh dich vụ lữ hành quốc tế cần phải ký quỹ tại ngân hàng. Mức ký quỹ cụ thể được quy đinh đối với trường hợp đưa khách một chiều từ quốc tế đến Việt Nam và ngược lại hoặc cả hai chiều là khác nhau. Cụ thể khi đưa khách du lịch một chiều từ quốc tế đến Việt Nam là 50.000.000 (năm mươi triệu đồng Việt Nam); mức ký quỹ khi đưa khách du lịch một chiều ra nước ngoài là 100.000.000 (một trăm triệu đồng Việt Nam); mức ký quỹ đưa khách du lịch hai chiều là 100.000.000 (một trăm triệu đồng Việt Nam).

Thứ hai, điều kiện về nhân sự của doanh nghiệp:

Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

– Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: Chủ tịch hội đồng quản trị; Chủ tịch hội đồng thành viên; Chủ tịch công ty; Chủ doanh nghiệp tư nhân; Tổng giám đốc; Giám đốc hoặc Phó giám đốc; Trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.

– Chuyên ngành về lữ hành được hướng dẫn tại Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL về quy định tại Điểm c Khoản 1 và Điểm c Khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch, theo đó chuyên ngành về du lịch được thể hiện trên bằng tốt nghiệp là một trong các ngành/nghề/chuyên ngành sau đây:

+ Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành:

+ Quản trị lữ hành;

+ Điều hành tour du lịch;

+ Marketing du lịch;

+ Du lịch;

+ Du lịch lữ hành;

+ Quản lý và kinh doanh du lịch;

+ Quản trị du lịch MICE;

+ Đại lý lữ hành;

+ Hướng dẫn du lịch;

Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực;

Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.

Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.’

Đối với người tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

3. Tra cứu giấy phép lữ hành quốc tế Việt Nam như thế nào? 

Khi đã đăng ký giấy phép lữ hành quốc tế thành công và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép lữ hành quốc tế thì quý bạn đọc có thể tra cứu được giấy phép lữ hành quốc tế trên trang web của chính phủ. 

Bước 1: Truy cập vào trang web tra cứu. 

Quý bạn đọc truy cập vào trang của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch – Tổng cục du lịch – Cơ sở dữ liệu du lịch Việt Nam theo đường link sau: http://csdl.vietnamtourism.gov.vn/.

Bước 2: Chọn nội dung hiển thị lên trang web. 

Trên trang web đó hiện lên 4 mục thông tin sau:

+ Thông tin về hướng dẫn viên;

+ Thông tin về Doanh nghiệp lữ hành quốc tế;

+ Thông tin về cở sở lưu trú;

+ Thông tin về điểm đến du lịch.

Quý bạn đọc chọn "Doanh nghiệp lữ hành quốc tế".

 Bước 3: Nhập thông tin. 

Trên trang web sẽ hiện lên các đầu mục như: tỉnh, thành phố; Loại hình; (Số giấy phép; Tên doanh nghiệp – trường thông tin này là không bắt buộc). Quý bạn đọc sẽ nhập lần lượt đầy đủ các thông tin trên sau đó bấm tra cứu.

Sau khi bấm tra cứu xong, trường hợp Quý bạn đọc nhập đầy đủ các trường thông tin, trên cổng thông tin sẽ chỉ hiện lên thông tin duy nhất của Doanh nghiệp có Giấy phép lữ hành quốc tế mà mình cần tìm với các thông tin cơ bản như sau: tên doanh nghiệp; số giấy phép lữ hành quốc tế; ngày cấp giấy phép; địa chỉ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế; số điện thoại; địa chỉ email của Doanh nghiệp đó.

Trong trường hợp Quý bạn đọc chỉ nhập trường thông tin: tỉnh, thành phố; Loại hình thì trên cổng thông tin sẽ hiện lên tất cả các Doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong cùng địa bàn tỉnh, thành phố và cùng loại hình với các thông tin cơ bản: tên doanh nghiệp; số giấy phép lữ hành quốc tế; ngày cấp giấy phép; địa chỉ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế; số điện thoại; địa chỉ email của Doanh nghiệp đó.

Trên đây là toàn bộ nội dung về tra cứu giấy phép lữ hành quốc tế Việt Nam như thế nào mà chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và một số hoạt động khác có liên quan mà bạn cần.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1034 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo