So sánh tội trốn thuế với tội rửa tiền?

Hiện nay, tội phạm đang hoạt động ngày càng tinh vi với những thủ đoạn khó lường đe dọa đến sự an toàn và cuộc sống của người dân trong xã hội. Tội phạm được quy định tại pháp luật hình sự Việt Nam về những vấn đề có liên quan. Vậy, tội rửa tiền và trốn thuế được quy định nhue thế nào ACC mời bạn tham khảo bài viết So sánh tội trốn thuế với tội rửa tiền?

So Sánh Tội Trốn Thuế Với Tội Rửa Tiền

So sánh tội trốn thuế với tội rửa tiền?

1. Khái niệm tội trốn thuế và tội rửa tiền

Tội trốn thuế là hành vi khai báo gian dối trong sản xuất, kinh doanh để không phải đóng thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn nhiều so với mức phải đóng, tội trốn thuế đã được sửa đổi về số tiền trốn thuế trong Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung, với hình phạt nghiêm khắc nhất là bảy năm tù và phạt tiền 4.500.000.000 đồng. Tùy theo mức độ vi phạm, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện hành vi trốn thuế có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Trốn thuế”.

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2012, rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có. Trong đó, "tài sản" được nhắc đến ở đây bao gồm:

- Vật, tiền, giấy tờ có giá;

- Các quyền tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Tài sản có thể tồn tại dưới hình thức vật chất hoặc phi vật chất; động sản hoặc bất động sản; hữu hình hoặc vô hình; các chứng từ hoặc công cụ pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc lợi ích đối với tài sản đó.

2. So sánh tội trốn thuế với tội rửa tiền?

Nội dung Tội rửa tiền Tội trốn thuế
Căn cứ pháp lý  Luật Phòng chống rửa tiền 2012 và Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) Điều 200 Bộ luật Hình sự
Khách thể Khách thể: người thực hiện hành vi rửa tiền che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình hoặc người khác phạm tội mà có. Hành vi này gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội, cản trở cơ quan điều tra phát hiện tội phạm. Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc thu thuế, nộp ngân sách cho Nhà nước.
Mặt khách quan   Người thực hiện hành vi phạm tội thực hiện một trong các hành vi quy định tài Khoản 1, Điều 324, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là trốn việc nộp thuế theo quy định của pháp luật. Hành vi trốn nộp thuế có thể được biểu hiện khác nhau như: Khai bớt doanh thu, khai man hàng hoá, gian lận trong việc hạch toán hoặc có những thủ đoạn gian dối khác để không phải nộp số tiền thuế mà theo pháp luật họ phải nộp.Hành vi trốn thuế được Bộ luật hình sự liệt kê cụ thể tại Điều 200

 

 

Chủ thể Chủ thể của tội phạm có thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng cũng có thể là pháp nhân thương mại.
Mặt chủ quan Người thực hiện hành vi phạm tội biết và buộc phải biết hành vi của mình của mình là nguy hiểm, xâm hại trật tự, an ninh xã hội nhưng vẫn thực hiện, mong muốn hậu quả xảy ra. Mục đích của hành vi là chuyển đổi, hợp pháp hóa nguồn gốc các khoản lợi hoặc tài sản bất chính có được Người thực hiện hành vi trốn thuế là do cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, biết rõ hành vi trốn thuế của mình là làm thiệt hại cho Nhà nước mà vẫn trốn thuế.Động cơ, mục đích của người phạm tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, người phạm tội trốn thuế bao giờ cũng vì động cơ tư lợi, tâm lý của người kinh doanh là càng trốn được nhiều thuế thì càng có lợi.
Hình phạt Cá nhân phạm tội rửa tiền sẽ bị truy cứu TNHS về tội rửa tiền theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 324 BLHS 2015 (sửa đổi 2017)
Mức phạt đối với pháp nhân phạm tội rửa tiền được quy định tại khoản 6 Điều 324 BLHS 2015 (sửa đổi 2017)
Điều 200 Bộ luật Hình sự quy định 04 Khung hình phạt đối cá nhân phạm tội và 05 Khung hình phạt đối với pháp nhân phạm tội

3. Câu hỏi thường gặp

Tiền sử dụng trong hoạt động rửa tiền bao gồm những loại nào?

Tiền sử dụng trong hoạt động rửa tiền bao gồm Việt Nam đồng, ngoại tệ; có thể là tiền mặt hoặc tiền trong tài khoản.

Tài sản trong hoạt động rửa tiền là gì?

Tài sản trong hoạt động rửa tiền bao gồm vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự, có thể tồn tại dưới hình thức vật chất hoặc phi vật chất; động sản hoặc bất động sản; hữu hình hoặc vô hình; các chứng từ hoặc công cụ pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc lợi ích đối với tài sản đó.

Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn tội trốn thuế không?

Với nhiều năm kinh nghiệm và hỗ trợ thành công rất nhiều khách hàng, Công ty Luật ACC tự hào dịch vụ tư vấn tội trốn thuế với dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, chi phí.

Trên đây là toàn bộ nội dung về So sánh tội trốn thuế với tội rửa tiền? mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất, chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (814 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo