Tìm mua trái phiếu doanh nghiệp cập nhật năm 2024

Hoạt động đầu tư trái phiếu được coi như một hình thức kinh doanh, đầu tư của những chủ thể có điều kiện cũng như có sở thích đối với chứng khoán. Trong số đó, trái phiếu doanh nghiệp đã ngày càng trở nên phổ biến và thân thuộc với mọi người và rất đang được quan tâm chú trọng. Vậy, tìm mua trái phiếu doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về tìm mua trái phiếu doanh nghiệp

4549fe1eetraiphieudoanhnghiep 16001641955531532929170

1.Trái phiếu là gì?

Trước khi nắm quy định về tìm mua trái phiếu doanh nghiệp, chủ thể cần biết được khái quát về trái phiếu.

Khái niệm trái phiếu chính là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp hoặc chính phủ với người nắm giữ.

Chứng khoán là khái niệm được dùng khi đề cập đến các sản phẩm tài chính xác nhận sở hữu hợp pháp đối với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Khái niệm chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ, chứng quyền...

Trong số các loại chứng khoán, trái phiếu là loại xác nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành (doanh nghiệp hoặc chính phủ) với người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) với một khoản tiền trong một thời gian xác định.

Người sở hữu trái phiếu sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc sử dụng vốn vay như thế nào của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thanh toán đầy đủ theo hợp đồng vay.

Đơn vị phát hành trái phiếu phải trả lợi tức cho người sở hữu trái phiếu và hoàn trả khoản tiền vay khi trái phiếu đáo hạn.

Thu nhập của trái phiếu được gọi là lợi tức - là khoản tiền lãi được trả cố định thường kỳ cho người nắm giữ và không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của đơn vị phát hành.

Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi công ty bị giải thể hoặc phá sản, người nắm giữ trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu. Khác với người nắm giữ cổ phiếu, trái chủ (người nắm giữ trái phiếu) không có quyền tham gia vào hoạt động của công ty.

Có nhiều loại trái phiếu khác nhau, được phân loại tuỳ theo đơn vị phát hành (trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ), lợi tức (lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất bằng 0), mức độ đảm bảo thanh toán, hình thức và tính chất trái phiếu...

Trái phiếu ngân hàng: Các tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành trái phiếu nhằm tăng thêm vốn để hoạt động.

Trái phiếu chính phủ: Chính phủ phát hành trái phiếu để đáp ứng được nhu cầu chi tiêu. Ngoài ra còn có mục đích để huy động số tiền nhàn rỗi của dân, tổ chức kinh tế – xã hội. Trái phiếu của Chính phủ được xem là có uy tín và ít rủi ro nhất trên thị trường.

Trái phiếu doanh nghiệp: Đây là các trái phiếu được các doanh nghiệp, công ty phát hành ra để tăng vốn hoạt động cho doanh nghiệp. Trái phiếu của doanh nghiệp có rất nhiều loại và vô cùng đa dạng.

Ngoài ra còn một số cách phân loại khác như phân loại theo lợi tức, tính chất trái phiếu, mức độ đảm bảo thanh toán, hình thức. Cụ thể như sau:

Phân loại theo lợi tức trái phiếu gồm: Trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất biến đổi (gọi là lãi suất thả nổi), trái phiếu có lãi suất bằng không.

Phân loại theo hình thức trái phiếu: Trái phiếu ghi danh và trái phiếu vô danh.

Phân loại theo tính chất trái phiếu: Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu, trái phiếu có thể mua lại, trái phiếu có thể chuyển đổi.

Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán: Trái phiếu đảm bảo, trái phiếu không đảm bảo.

2.Tổng quan về trái phiếu doanh nghiệp

Khi tìm hiểu về tìm mua trái phiếu doanh nghiệp, chủ thể cũng cần nắm được thông tin liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp.

Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán được phát hành bởi doanh nghiệp dưới dạng bút toán ghi nợ và và chứng chỉ. Khi mua trái phiếu của một doanh nghiệp, tức nghĩa là khách hàng đang là chủ nợ của họ. Vì vậy khi đến kỳ hạn, doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán cả lãi và gốc theo quy định cho các nhà đầu tư trái phiếu.

Trên thị trường hiện nay có 2 loại trái phiếu doanh nghiệp phổ biến:

Trái phiếu niêm yết: Là trái phiếu được đăng ký và lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Trái phiếu loại này được giao dịch rộng rãi trên các sàn chứng khoán tập trung (HNX và HSX). Quá trình giao dịch phải tuân theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán niêm yết.

Trái phiếu OTC: Còn được gọi là trái phiếu phi tập trung, và được giao dịch tại thị trường OTC. Giao dịch sẽ được tiến hành giữa các nhà đầu tư theo nguyên tắc “thuận mua, vừa bán”, sẽ không bị ràng buộc bởi các chính sách pháp lý.

3.Tìm mua trái phiếu doanh nghiệp

Tìm mua trái phiếu doanh nghiệp cụ thể như sau:

Hiện nay, có hai hình thức để mua trái phiếu các doanh nghiệp. Bạn có thể mua trực tiếp tại nơi phát hành trái phiếu của công ty, doanh nghiệp đó. Ngoài ra, một hình thức phổ biến hơn là mua trái phiếu doanh nghiệp tại các sàn giao dịch chứng khoán. Tại đây bạn có thể dễ dàng thông qua trung gian để mua trái phiếu từ doanh nghiệp, hoặc mua trái phiếu doanh nghiệp từ các trái chủ khác.

Có một số doanh nghiệp chỉ tự bán trái phiếu hoặc một số doanh nghiệp chỉ niêm yết trái phiếu trên các sàn chứng khoán. Bởi vậy sau khi xác định được doanh nghiệp mà bạn muốn đầu tư, hãy tìm hiểu xem trái phiếu của họ được phân phối qua kênh nào. Bạn cũng nên lựa chọn các sàn giao dịch đáng tin cậy, được kiểm chứng để lựa chọn mua, tránh những rủi ro không đáng có trong suốt quá trình đầu tư dài hạn.

Để mua được trái phiếu doanh nghiệp uy tín, hạn chế rủi ro gặp phải trong suốt thời gian đầu tư, bạn nên dành thời gian để nghiên cứu về doanh nghiệp và so sánh mức lãi suất mà doanh nghiệp dành cho các trái chủ.

Khi mua trái phiếu đồng nghĩa với việc bạn cho doanh nghiệp vay một số vốn để họ thực hiện việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên, cụ thể việc sử dụng số tiền vốn huy động đó như thế nào thì bạn sẽ không nắm được và cũng không có quyền can thiệp, đưa ra ý kiến. Bởi vậy để đảm bảo an toàn cho số tiền đầu tư và đảm bảo  sẽ thu về được cả vốn lẫn lãi sau khi đáo hạn, bạn cần lựa chọn một doanh nghiệp “khỏe mạnh” và tiềm năng.

Việc đánh giá doanh nghiệp có “khỏe” hay không dựa vào báo cáo tài chính của công ty, tiềm năng của doanh nghiệp trong ngành và dựa vào cả uy tín của hội đồng điều hành và quản trị. Đây là những yếu tố quyết định việc công ty có thể phát triển hay không.

Bên cạnh đó, mỗi loại trái phiếu thường sẽ có niêm yết về giá cả, kỳ hạn, mức lãi suất khác nhau. Khi mua trái phiếu doanh nghiệp, bạn cũng nên cảnh giác với các trái phiếu có mức lãi suất cao vượt trội, cao bất thường, để tránh rơi vào “bẫy” của các doanh nghiệp đang khó khăn.

Doanh nghiệp càng lớn, uy tín và có sản phẩm phổ biến thì trái phiếu của doanh nghiệp đó càng an toàn và ít rủi ro. Bởi vậy, bên cạnh trái phiếu của các ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank,… thì bạn có thể cân nhắc đến việc đầu tư trái phiếu của các doanh nghiệp như Vingroup, Masan, Cengroup, Đất xanh Group, IPA, DNP,…

Thêm vào đó, bạn có thể tham khảo trên các sàn giao dịch chứng khoán để có thêm gợi ý về những doanh nghiệp có thể đầu tư trái phiếu. Ngoài ra, hãy theo dõi những chia sẻ và tham khảo lời khuyên của của các nhà đầu tư chuyên nghiệp về hướng dẫn mua trái phiếu doanh nghiệp để có được sự đầu tư đúng đắn nhất.

Việc mua trái phiếu doanh nghiệp uy tín đòi hỏi bạn cần có một chút hiểu biết về thị trường trái phiếu và bỏ thời gian nghiên cứu sơ bộ về tình hình của doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là việc làm hoàn toàn cần thiết để bạn có thể an tâm gửi gắm số tiền của mình vào một nơi an toàn, đảm bảo sinh lời đều đặn.

Những vấn đề có liên quan đến tìm mua trái phiếu doanh nghiệp và những thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về tìm mua trái phiếu doanh nghiệp sẽ giúp chủ thể hiểu rõ ràng và chính xác hơn về vấn đề này.

Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến tìm mua trái phiếu doanh nghiệp cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.

Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.

Gọi trực tiếp cho chúng tôi theo hotline 1900.3330 để được tư vấn chi tiết.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (252 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo