Tìm hiểu các chức năng của thông tư hiện hành - Luật ACC

Hằng năm thì có rất nhiều văn bản pháp luật, thông tư, nghị định, v.v … được ban hành và chắc hẳn mỗi chúng ta đều đã từng nghe ai đó hay chính bản thân mình nhắc đến tên của các loại văn bản này. Tuy nhiên không phải ai trong chúng ta cũng đều biết rõ về khái niệm thông tư là gì? Trong bài viết này cùng Luật ACC Tìm hiểu các chức năng của thông tư hiện hành nhé.

1. Thông tư là gì?

Thông tư là loại văn bản có nội dung, mục đích hướng dẫn, giải thích chi tiết, cụ thể những quy định chung có trong các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành. Thông báo thuộc phạm vi quản lý của một số ngành nhất định.

Thông tư thường là văn bản chỉ đạo nghị định của chính phủ liên quan đến sở, lĩnh vực do bộ, ngành quản lý. Có hai loại thông tư: thông tư do bộ, ngành ban hành; thông tư liên tịch do hai bộ trở lên ban hành để hướng dẫn các nghị định của chính phủ liên quan đến lĩnh vực quản lý của mình

Thông báo do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.

2. Thẩm quyền ban hành thông tư theo quy định

Theo quy định cụ thể tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành có nội dung như sau:

“Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.”

Như vậy, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành thông tư đó chính là: Tòa án nhân dân tối cao (cụ thể là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao); Viện kiểm sát nhân dân tối cao (cụ thể là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao); Bộ trưởng và Thủ trưởng của các cơ quan ngang bộ.

3. Thông tư là văn bản có chức năng nào sau đây?

Thông tư được ban hành hên cơ sở pháp lý vẳ cơ sở thực tiễn với ý nghĩa chứng minh tính hợp pháp và hợp lý.

Cơ sở pháp lý để ban hành thông tư là các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn dự thảo thông tư đang soạn thảo, quy định trực tiếp về thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và luật; pháp lệnh; nghị định điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực mà thông tư hướng dẫn, chi tiết hoá.

Về cách thức trình bày, người soạn thảo sử dụng từ “căn cứ…” để viện dẫn, mỗi văn bản được viện dẫn bằng một từ “căn cứ”, kết thúc mỗi căn cứ sử dụng dấu chấm phẩy (;) xuống dòng. Phần căn cứ được viết bằng chữ in nghiêng.

Cơ sở thực tiễn ban hành thông tư được trình bày bởi từ “theo”. Sau đó là hành vi đề nghị của đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư.

4. Thông tư bao gồm những nội dung chính gì?

Nội dung chính của thông tư có nhiệm vụ đặt ra các quy định để chi tiết hoá, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị định… của cơ quan nhà nước cấp trên; ban hành các quy trình, quy chuẩn kĩ thuật của ngành hoặc các biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề khác do Chính phủ giao. Những nội dung này được người soạn thảo sử dụng kết cấu chương, điều, khoản, điểm để trình bày theo trật tự logic.

Đối với những thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của một thông tư hoặc nhiều thông tư khác và thông tư ban hành kèm theo tiêu chuẩn, quy chế, quy định, chương trình, khung chương trình, danh mục,… người soạn thảo trình bày nội dung chính của thông tư với kết cấu điều, khoản không sử dụng yếu tố chương; còn nội dung quy phạm pháp luật được chứa đựng trong văn bản đính kèm (quy chế, quy định, chương trình…) mới sử dụng kết cấu chương; điều; khoản; điểm để phân chia sắp xếp nội dung.

Đối với những thông tư có nội dung hướng dẫn, chi tiết hoá quy định của luật, pháp lệnh, nghị định,… người soạn thảo sử dụng chương, điều, khoản, điểm để trình bày tương tự như luật, pháp lệnh và nghị định.

– Phần kết thúc của thông tư, người soạn thảo trình bày về tổ chức thực hiện thông tư (giao nhiệm vụ cho cấp dưới); thay thế; hoặc bãi bỏ nội dung của thông tư hay một phần thông tư khác và thời điểm có hiệu lực pháp lý của thông tư.

5. Cách soạn thảo thông tư

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chỉ đạo việc xây dựng, ban hành thông tư; phân công đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì phối hợp với tổ chức pháp chế trong trường hợp tổ chức pháp chế không chủ trì soạn thảo và các đơn vị có liên quan tổ chức soạn thảo thông tư.
2. Trong quá trình soạn thảo thông tư, bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn dự thảo trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ trong thời gian ít nhất là 60 ngày.
Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo thông tư, bộ, cơ quan ngang bộ có thể lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ khác, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức khác, các chuyên gia, nhà khoa học. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến.
3. Đơn vị được phân công soạn thảo chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu; tiếp thu ý kiến; hoàn thiện dự thảo thông tư.

Trên đây là nội dung về Tìm hiểu các chức năng của thông tư hiện hành Luật ACC cập nhật được xin gửi đến các bạn đọc, hi vọng với nguồn thông tin này sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp các bạn hiểu hơn vấn đề trên. Trong quá trình tìm hiểu nếu có vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ công ty Luật ACC để được hỗ trợ ngay. Hãy theo dõi website của chúng tôi để nhận được các bài viết hay về các lĩnh vực khác nữa nhé.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (611 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo