Các thương vụ mua bán doanh nghiệp điển hình ở Việt Nam

Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại không chỉ dừng lại ở việc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ mà rộng hơn còn là mua bán doanh nghiệp tiềm năng. Việc mua bán doanh nghiệp được hiểu ra sao? Có quy định như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC để biết thêm chi tiết về: Các thương vụ mua bán doanh nghiệp điển hình ở Việt Nam.
on-c853_manda_b620_20180105212546
Các thương vụ mua bán doanh nghiệp điển hình ở Việt Nam

1. Mua bán doanh nghiệp là gì?

Mua bán doanh nghiệp được viết tắt là M&A (tức là Mergers and Acquisitions) để chỉ về các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Mua bán có thể được hiểu là việc một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác và không làm ra đời một pháp nhân mới.

Những tập đoàn, công ty lớn sẽ mua lại các công ty nhỏ và yếu hơn, hoặc đang gặp khó khăn kinh tế có tiềm năng cao, nhằm tạo nên một công ty mới có sức cạnh tranh hơn và giảm thiểu chi phí. Những công ty nhỏ sau khi được mua sẽ sát nhập hoặc chịu sự quản lý công ty lớn. Từ đó không còn tồn tại công ty đã bị mua lại. Điều đó sẽ tốt hơn nhiều so với việc bị phá sản hoặc rất khó khăn tồn tại trên thị trường.​

2. Các bước thực hiện việc mua bán doanh nghiệp

Trước khi đưa ra phương án mua hay bán doanh nghiệp cần đề ra đánh giá hợp lý. Đánh giá về thị trường, tiềm năng phát triển sau khi mua bán, những khó khăn tài chính công ty bị mua đang gặp phải. Yêu cầu hồ sơ doanh nghiệp, hồ sơ kế toán, hồ sơ lao động-bảo hiểm, tài sản hiện có, hình ảnh thương hiệu công ty. Từ đó đưa ra nhận định và mức giá phù hợp, phương án định hướng tương lai. Việc định giá có thể do bên mua độc lập đưa ra hoặc do đơn vị thứ ba có chức năng định giá thực hiện hoặc định giá trên giá đề nghị của bên bán. Sau đó các bên tiến hành đàm phán điều khoản, mức giá phù hợp. Tiến đến ký kết hợp đồng và thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi.

3. Những quy định về mua bán doanh nghiệp

Trên thực tế, theo quy định của pháp luật không phải loại hình doanh nghiệp nào cũng có thể tiến hành mua bán được. Chỉ công ty tư nhân mới có quyền bán toàn bộ doanh nghiệp. Đối với loại hình khác như công ty cổ phần thì hình thức mua bán chủ yếu là giành quyền kiểm soát theo phương thức là mua bán nhận chuyển nhượng đa số cổ phần. Còn đối với công ty TNHH thì nhận chuyển nhượng vốn góp trong công ty để nắm quyền quản lý. Do đó, đối với từng loại hình doanh nghiệp có cách mua bán và quy định khác nhau.

- Mua bán doanh nghiệp tư nhân:

Căn cứ theo quy định tại Điều 192 Luật Doanh nghiệp năm 2020:

Điều 192. Bán doanh nghiệp tư nhân

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.

4. Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này.”

Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định bán lại doanh nghiệp của mình cho cá nhân hoặc công ty khác. Sau khi các bên đàm phán định đoạt mức giá phù hợp, ký kết hợp đồng mua bán cần phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp trong vòng 10 ngày.

Thủ tục đăng ký thay đổi nộp tại Sở kế hoạch và đầu tư bao gồm: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT) có chữ ký của người bán và người mua doanh nghiệp tư nhân, giấy tờ chứng minh bên mua doanh nghiệp, hợp đồng mua bán doanh nghiệp của các bên.

- Mua bán công ty trách nhiệm hữu hạn:

Đối với công ty TNHH muốn mua lại theo hình thức chuyển nhượng phần vốn góp. Căn cứ quy định tại Điều 52 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Thông qua đàm phán mua lại phần vốn góp của thành viên công ty TNHH, từ đó có thể trở thành chủ sở hữu công ty hoặc đồng sở hữu, tùy vào tỷ lệ phần vốn góp. Sau khi hoàn tất ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn góp, cần tiến hành thông báo về thay đổi thành viên với các thành viên còn lại (nếu có) và lập biên bản họp của Hội đồng thành viên. Nộp hồ sơ thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh hoàn tất thủ tục đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh.

- Mua bán công ty cổ phần:

Việc mua bán thông qua chuyển nhượng số cổ phần của công ty. Muốn mua lại nắm quyền quản lý điều hành công ty cần phải nhận chuyển nhượng lượng lớn đa phần số cổ phần công ty đã phát hành. Các bên thỏa thuận và ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần dựa trên căn cứ được quy định tại Điều 127 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Tiến hành lập biên bản xác nhận hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần. Mở cuộc học Đại Hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng. Tiến hành đăng ký thay đổi cổ đông kèm danh sách cổ đông mới và thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Như vậy, khi tiến hành mua bán doanh nghiệp cần xác định rõ loại hình doanh nghiệp mà phạm vi thu mua mong muốn để đưa ra phương án hợp lý và thực hiện thủ tục đúng theo quy định của pháp luật.

4. Các thương vụ mua bán doanh nghiệp điển hình ở Việt Nam

1- Ngân hàng UOB (Singapore) mua lại toàn bộ mảng ngân hàng bán lẻ của Citigroup tại VN.

2- Tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group (Nhật Bản) mua 49% cổ phần VPBank tại FE Credit.

3- Thương vụ trị giá 280 triệu USD - Công ty TNHH The Sherpa (thuộc Masan Group) mua lại 85% Phúc Long Heritage.

4- Thaco mua lại siêu thị E-Mart của Hàn Quốc tại Việt Nam.

5- CVC Capital Partners mua 60% cổ phần Phương Châu Group (chủ đầu tư chuỗi Bệnh viện Quốc tế Phương Châu ở Cần Thơ, Sa Đéc- Đồng Tháp và Sóc Trăng).

6- Tập đoàn Shinhan (Hàn Quốc) mua 10% Tiki Global, trị giá 88 triệu USD, trở thành cổ đông chiến lược của Tiki Global và gián tiếp nắm giữ vốn trong trong Công ty TNHH TiKi.

7- Thương vụ Hợp nhất CTCP Năng lượng Dầu Tiếng Tây Ninh (DTE), Công ty B.Grimm Power Public Company Limited (B.Grimm - Thái Lan) và Xuân Cầu Group trong Dự án Dầu Tiếng Tây Ninh 1.

8- Thương vụ CTCP Phát triển và Thương mại Bình Dương (TDC) chuyển nhượng dự án Nhà ở thương mại Ngân Hà (Uni Galaxy) cho Gamuda Land (HCMC) của Malaysia. Thương vụ trị giá 53,8 triệu USD.

9- Thương vụ Novaland nhận 250 triệu USD từ nhóm quỹ đầu tư do Warburg Pincus dẫn đầu.

10- Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) thoái hết phần vốn Nhà nước tại CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC).

5. Một số câu hỏi liên quan đến Các thương vụ mua bán doanh nghiệp điển hình ở Việt Nam

M&A là viết tắt của từ gì?

M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại)

M&A là gì trong chứng khoán?

M&A là viết tắt của từ Mergers – Sáp nhập và Acquisitions – Mua lại. M&A là hành động giành quyền kiểm soát một doanh nghiệp thông qua việc mua bán và sáp nhập các sản phẩm, dịch vụ hoặc mua bán/sáp nhập 2 doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường kinh tế.

Sáp nhập doanh nghiệp tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, thuật ngữ "Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp" là “Merger & Acquisition” hay còn được viết tắt là M&A. Theo đó, M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp.

Hợp nhất và sáp nhập khác nhau như thế nào?

Hợp nhất doanh nghiệp: Tạo ra một doanh nghiệp hoàn toàn mới, đồng thời chấm dứt tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. Sáp nhập doanh nghiệp: Giữ nguyên sự tồn tại của doanh nghiệp được sáp nhập và chỉ chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị sáp nhập.
Trên đây là một số thông tin về Các thương vụ mua bán doanh nghiệp điển hình ở Việt Nam - Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (235 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo