Nghị định 41/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

Ngày 30 tháng 03 năm 2021, Nghị định Nghị định 41/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được ban hành. Để hiểu rõ về nghị định này, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của ACC.

Tai Nguyên Nươc

1. Tóm tắt nội dung Nghị định 41/2021/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH 41/2021/NĐ-CP SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH 82/2017/NĐ-CP TIỀN CẤP QUYỀN KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC

Số hiệu: 41/2021/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 30/03/2021 Ngày hiệu lực: 15/05/2021
Ngày công báo: 12/04/2021 Số công báo: Từ số 527 đến số 528
Tình trạng: Còn hiệu lực

Xác định thời gian tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

Chính phủ ban hành Nghị định 41/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 82/2017/NĐ-CP quy định phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.Theo đó, cách xác định thời gian tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được quy định như sau:

- Trường hợp công trình đã vận hành trước ngày 01/9/2017, tính từ ngày 01/9/2017 đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực;

(Hiện hành, Nghị định 82/2017/NĐ-CP quy định tính từ thời điểm giấy phép có hiệu lực đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực)

- Trường hợp công trình vận hành sau ngày 01/9/2017, tính từ thời điểm công trình vận hành đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực (quy định mới);

- Trường hợp công trình đã vận hành và đã được cấp giấy phép, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước mà chủ giấy phép nộp hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn việc khai thác:

Tính từ ngày giấy phép trước đó hết hiệu lực đến thời điểm giấy phép mới hết hiệu lực (quy định mới);

- Trường hợp công trình khai thác tài nguyên nước đã được Chính phủ bảo lãnh trước khi Nghị định này có hiệu lực, thì thực hiện theo quy định về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ và pháp luật về đầu tư (quy định mới).

Nghị định 41/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/5/2021.

2. Thuế tài nguyên là gì?

Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu, đây là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nói cách khác, thuế tài nguyên là một loại thuế điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

Đối tượng chịu thuế tài nguyên được quy định cụ thể tại Thông tư 152/2015/TT-BTC, là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, bao gồm:

– Khoáng sản kim loại

– Khoáng sản không kim loại

– Sản phẩm của rừng tự nhiên (trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ)

– Hải sản tự nhiên (bao gồm động vật và thực vật)

– Nước thiên nhiên (bao gồm nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy)

– Yến sào thiên nhiên (trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác)

– Tài nguyên thiên nhiên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

3. Căn cứ tính thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên được tính dựa trên sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên.

Công thức tính thuế tài nguyên

Công thức tính thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ như sau:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuế đơn vị tài nguyên x Thuế suất thuế tài nguyên

Hoặc nếu trong trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác

Việc ấn định thuế mức thuế được thực hiện căn cứ vào cơ sở dữ liệu của cơ quan Thuế, phù hợp với các quy định về ấn định thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Sản lượng tài nguyên tính thuế

Sản lượng tài nguyên tính thuế là tổng số lượng, trọng lượng, khối lượng tài nguyên được tính trực tiếp hoặc được tính dựa trên quy đổi. Đối với mỗi loại tài nguyên có tính chất khác nhau sẽ có cách tính sản lượng tài nguyên tính thuế tài nguyên khác nhau được quy định tại Thông tư 152/2015/TT-BTC. Các loại tài nguyên được phân chia như sau để tính sản lượng tài nguyên tính thuế:

– Tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng

– Tài nguyên không xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế của tài nguyên khai thác

– Tài nguyên khai thác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến

– Tài nguyên là nước thiên nhiên

– Sản phẩm tài nguyên xuất khẩu

Giá tính thuế tài nguyên

– Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng nhưng không được thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định

– Trường hợp giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định thì tính thuế tài nguyên theo giá do UBND cấp tỉnh quy định.

– Trường hợp sản phẩm tài nguyên được vận chuyển đi tiêu thụ, trong đó chi phí vận chuyển, giá bán sản phẩm tài nguyên được ghi nhận riêng trên hóa đơn thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán sản phẩm tài nguyên không bao gồm chi phí vận chuyển.

Tương tự như cách tính sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên cũng có cách tính khác nhau đối với các loại tài nguyên có tính chất khác nhau, quy định cụ thể tại Thông tư 152/2015/TT-BTC.

Thuế suất thuế tài nguyên

Khung thuế suất thuế tài nguyên được quy định tại Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 như sau:

V

Nước thiên nhiên

 

1

Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp

10

2

Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện

5

3

Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh, trừ nước quy định tại Điểm 1 và Điểm 2 Nhóm này

 

3.1

Sử dụng nước mặt

 

a

Dùng cho sản xuất nước sạch

1

b

Dùng cho Mục đích khác

3

3.2

Sử dụng nước dưới đất

 

a

Dùng cho sản xuất nước sạch

5

b

Dùng cho Mục đích khác

8

Trên đây là bài viết về  Nghị định 41/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai… Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1000 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo