Thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông PE

Hiện nay, tình trạng sử dụng túi ni lông diễn ra rất nhiều. Câu hỏi được đặt ra là pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Có chế tài gì để ngăn chặn tình trạng sử dụng túi ni lông làm ô nhiễm môi trường không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời bạn đọc cùng tìm hiểu với ACC thông qua bài viết về Thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông PE như sau:

Tui Pe 3 Min 1014x800 1

Thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông PE

1. Thuế bảo vệ môi trường là gì ?

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010, ta có thể hiểu thuế này là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

Như vậy có thể hiểu, thuế bảo vệ môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước. Nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Thuế bảo vệ môi trường được xem là một loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Đánh thuế môi trường là hình thức hạn chế một sản phẩm hay hoạt động không có lợi cho môi trường.

 Luật thuế bảo vệ môi trường gồm 4 chương, 13 điều, trong đó quy định rõ nhóm các mặt hàng chịu thuế bảo vệ môi trường như xăng dầu, than đá, dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (dung dịch HCFC), túi ni lông, thuốc trừ cỏ, thuốc bảo quản lâm sản… Đây là những mặt hàng khi sử dụng sẽ có tác động xấu đến môi trường sinh thái. Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012.

2. Túi ni lông PE là gì?

Túi PE là dạng túi nhựa plastic hay loại túi nilon cắt sẵn theo khổ được thổi từ các hạt nhựa Low Density Polyethylene. 

3. Túi ni lông PE có phải là đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường hay không?

Tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định đối tượng chịu thuế như sau:

1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
a) Xăng, trừ etanol;
b) Nhiên liệu bay;
c) Dầu diezel;
d) Dầu hỏa;
đ) Dầu mazut;
e) Dầu nhờn;
g) Mỡ nhờn.
2. Than đá, bao gồm:
a) Than nâu;
b) Than an-tra-xít (antraxit);
c) Than mỡ;
d) Than đá khác.
3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).

4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.

5. Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
6. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
7. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
8. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
9. Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định. 

Ngoài ra, căn cứ khoản 4 Điều 1 Thông tư số 152/2011/TT-BTC (Được sửa đổi bổ sung tại Điều 1 Thông tư số 159/2012/TT-BTC) quy định về Túi ni lông thuộc diện chịu thuế bao gồm loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin). 

Như vậy trong trường hợp này túi ni lông PE là đối tượng chịu thuế của thuế bảo vệ môi trường.

4. Thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông PE 

Tại Điều 4 Thông tư 152/2011/TT-BTC quy định công thức tính thuế bảo vệ môi trường như sau:

Thuế bảo vệ môi trường phải nộp được tính theo công thức sau:

Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượng đơn vị hàng hoá tính thuế x Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá

Trong đó:

- Số lượng hàng hóa tính thuế đối với túi ni long được hướng dẫn tại điểm 1.4 khoản 1 Điều 5 Thông tư 152/2011/TT-BTC (Bổ sung bởi Điều 3 Thông tư 159/2012/TT-BTC) như sau:

+ Được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp.

+ Căn cứ định mức lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE sử dụng sản xuất hoặc gia công túi ni lông đa lớp, người sản xuất hoặc người nhập khẩu túi ni lông đa lớp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.

- Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 152/2011/TT-BTC (Được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 106/2018/TT-BTC) thì:

+ Mức thuế tuyệt đối làm căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường đối với từng hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là mức thuế được quy định tại Biểu mức thuế bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14.

+ Theo đó thì mức thuế tuyệt đối đối với túi ni lông chịu thuế là 50.000đ/kg

5. Chủ thể nộp thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông PE 

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 152/2011/TT-BTC (Được sửa đổi, bổ sung tại Điều 5 Thông tư 159/2012/TT-BTC): Hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường được sản xuất trong nước hoặc trong khu phi thuế quan và bán ra giữa trong nước và khu phi thuế quan, trong khu phi thuế quan, giữa các khu phi thuế quan với nhau và xuất nhập khẩu tại chỗ (trong lãnh thổ Việt Nam) (trừ bao bì được sản xuất để đóng gói sản phẩm theo quy định tại tiết a2 và a3 điểm a Điều 1 Thông tư này) thì cơ sở sản xuất hàng hoá phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường.

Như vậy, theo quy định trên, thì thuế bảo vệ môi trường được áp dụng đối với bao bì ni lông thuộc diện chịu thuế khi tiêu dùng tại Việt Nam và khi đó cơ sở sản xuất hàng hoá phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường.

 

Việc tìm hiểu về việc Luật thuế bảo vệ môi trường và những gì xoay quanh nó nêu trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc của mình, vấn đề này cũng đã được pháp luật quy định như trên.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông PE gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (873 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo