Thực trạng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam 2023

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, các nước có xu hướng hợp tác ngày càng sâu, rộng, chặt chẽ trên tất cả các lĩnh vực thì sở hữu trí tuệ là lĩnh vực được nước ta vô cùng quan tâm và không ngừng đẩy mạnh để phát triển. Hiện nay, mặc dù lĩnh vực này đã có những bước tiến tích cực, song bên cạnh đó, thực trạng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam cho thấy những hạn chế, bất cập đáng báo động. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, Luật ACC sẽ tìm hiểu về thực trạng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.

Thực trạng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
Thực trạng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

1. Khái niệm sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ

Thực trang sở hữu trí tuệ Việt Nam là hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của con người để phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Chúng luôn chứa đựng các thông tin có giá trị cao về kinh tế, văn hóa, xã hội, do đó, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.

Tại Việt Nam, quyền sở hữu trí tuệ là quyền đối với các sản phẩm sáng tạo trí tuệ, sử dụng và chuyển giao các đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Theo đó, theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì:

- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. (khoản 2 Điều 4)

- Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. (khoản 3 Điều 4)

- Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. (khoản 4 Điều 4)

- Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. (khoản 5 Điều 4)

Có thể nói, trong lịch sử phát triển của nhân loại, tài sản trí tuệ là tài sản được nhận biết về giá trị muộn hơn so với những tài sản hữu hình song giá trị của tài sản trí tuệ lại ngày càng lớn và đóng vai trò quan trọng cho trong sự phát triển của nhân loại. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là điều vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người và thúc đẩy sự phát triển, sáng tạo khoa học kỹ thuật. Vậy hiện nay, thực trạng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam như thế nào?

Tìm hiểu Luật sở hữu trí tuệ và toàn bộ điểm mới đáng chú ý trong bài viết Luật sở hữu trí tuệ

2. Thực trạng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

Theo Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an), thời gian qua, thực trạng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam với tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất, buôn bán hàng giả ở Việt Nam vẫn diễn ra phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ, sản xuất, buôn bán hàng giả diễn ra trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, ở cả khu vực sản xuất, chế biến, lưu thông và xuất nhập khẩu, xảy ra với mọi loại hàng hóa từ hàng tiêu dùng thông thường đến các loại hàng hóa có giá trị cao. Cụ thể:

Thực trạng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hiện nay thể hiện trong hầu hết mọi lĩnh vực. Thực trạng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đối với nhóm quyền này thể hiện ở các hành vi xâm phạm như in sách lậu, sử dụng các tác phẩm âm nhạc, điện ảnh, ghi âm, ghi hình mà không trả tiền cho các chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan... khá phổ biến. Hành vi vi phạm càng trở nên phức tạp hơn trong môi trường internet, vì tại đây người sử dụng dễ dàng mạo danh tác giả và dễ dàng thực hiện các hành vi sao chép và phổ biến trái phép. Trong môi trường kỹ thuật số, hành vi mạo danh tác giả diễn ra phổ biến đối với các tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng. Việc mạo danh chủ yếu diễn ra trên môi trường mạng xã hội như Facebook, Instagram,... Những kẻ mạo danh thường lập tài khoản lấy tên những tác giả nổi tiếng để đăng tải tác phẩm của mình nhằm thu hút thêm lượt tương tác với các bài đăng. Để bảo vệ các tác giả khỏi bị mạo danh, các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội đều có các công cụ giúp người dùng báo cáo về các tài khoản giả mạo để xử lý. Tuy nhiên, biện pháp mạnh nhất mà các nhà cung cấp có thể áp dụng chỉ là xóa bỏ tài khoản và những tác phẩm mạo danh tác giả, trong khi việc lập tài khoản trên mạng xã hội là tương đối dễ dàng.

Đối với thực trạng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp: Hiện nay, các mặt hàng giả mạo hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ngày càng đa dạng về chủng loại và tinh vi về hình thức. Trong khi nhận thức của người tiêu dùng chưa thật sự đầy đủ, nên việc phân biệt hàng thật – hàng giả đang trở nên khó khăn đối với người tiêu dùng. Hơn nữa, phương thức sản xuất, nhập khẩu, tiếp thị, mua bán các mặt hàng vi phạm về sở hữu công nghiệp ngày càng trở nên tinh vi, có tổ chức liên tỉnh, liên vùng, liên quốc gia. Tình trạng làm giả hàng tiêu dùng đáng báo động tại Việt Nam đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và sức khỏe của người tiêu dùng liên quan đến nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, rượu, dược, công nghiệp... Điển hình như việc thu giữ 5 tấn mỹ phẩm giả tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2015. Những sản phẩm này được đăng ký sản xuất hoặc nhập khẩu từ các quốc gia như Pháp, Hàn Quốc và Nhật Bản dù thực tế đều được sản xuất tại Trung Quốc và buôn lậu vào Việt Nam. Hay gần đây, Tổng cục quản lý thị trường phối hợp với Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động và Cục A05, Bộ Công an đã tấn công vào 1 kho hàng lậu “khủng” hơn 10.000m2 tại Lào Cai, các mặt hàng tại kho này đều là giày dép, kính mắt, đồng hồ, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm... nhập lậu hoặc có giả mạo các nhãn hàng nổi tiếng thế giới.

Bên cạnh đó, thực trạng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam cho thấy, việc xử lý tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra ngày càng gia tăng nhưng khó bị phát hiện và khi bị phát hiện thì thường chỉ bị xử lý bằng các biện pháp dân sự hoặc hành chính. Điều này cho thấy, công tác đấu tranh chống tội xâm phạm sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ một các hiệu quả trước các hành vi xâm phạm ngày một gia tăng và phức tạp. Vậy nguyên nhân từ thực trạng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam là gì và cần có giải pháp gì nhằm hạn chế những bất cập còn tồn tại từ thực trạng sở hữu trí tuệ ở ở Việt Nam?

3. Nguyên nhân và giải pháp từ thực trạng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

Thực trạng sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cho thấy một số nguyên nhân sau:

- Do hệ thống thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, bổ sung chưa theo kịp những phát sinh, thay đổi lớn của thực tiễn. Hình thức và mức xử phạt chưa đủ sức dăn đe.

- Xuất phát từ lợi ích cá nhân, do đó một số cá nhân, tổ chức vẫn sẵn sàng vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ để thu về lợi ích.

- Chưa đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý , phát hiện hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ.

- Công tác tuyên truyền, thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam chưa thực sự đi vào cuộc sống; nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế.

Tóm lại, từ thực trạng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, nhận thấy rằng việc đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi người. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ ở nước ta được lành mạnh, công bằng, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, cần làm tốt các vấn đề sau:

- Phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về sở hữu trí tuệ.

- Tăng cường cải tiến hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước về sở hữu trí tuệ.

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ cho cộng đồng, doanh nghiệp và Cục sở hữu trí tuệ.

- Tăng cường tổ chức bộ máy và nhân lực quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương...

4. Một số câu hỏi thường gặp

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền đối với các sản phẩm sáng tạo trí tuệ, sử dụng và chuyển giao các đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.

Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.

Thời gian giải quyết là bao lâu?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian giải quyết sẽ khác nhau. Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ.

Khách hàng nên lựa chọn Công ty nào cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với giá cả hợp lý.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thực trạng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Nếu có thắc mắc gì về thực trạng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hay những vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi như sau: Hotline: 1900.3330 - Email: [email protected] 

Công ty Luật ACC rất hân hạnh được hỗ trợ quý khách hàng!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (775 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo