Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài năm 2024

Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là một vấn đề vô cùng phong phú. Trong quan hệ dân sự này, vấn đề thừa kế được coi là một lĩnh vực quan trọng. Việc xác định việc để lại thừa kế và hưởng thừa kế có ý nghĩa lớn đối với việc xác lập quyền sở hữu. Vậy thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài thực hiện như thế nào? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

image-97
Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

1. Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài được hiểu như thế nào?

Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho người sống theo quy định của pháp luật nếu người chết không để lại di chúc hoặ di chúc không hợp pháp. Thừa kế là một chế định quan trọng của pháp luật dân sự.

Thừa kế có yếu tố nước ngoài là quan hệ thừa kế mà người để lại thừa kế là cá nhân nước ngoài hoặc người nhận thừa kế là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; hoặc di sản thừa kế tồn tại ở nước ngoài; hoặc sự kiện chết xảy ra ở nước ngoài. Chỉ cần một trong các điều kiện trên được đáp ứng thì quan hệ thừa kể đó được coi là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.

2. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài

Theo Điều 680 Bộ luật dân sự 2015:

Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.

Đây là quan hệ thừa kế theo pháp luật nghĩa là người chết đã không có di chúc để lại hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp, khi đó tài sản là di sản thừa kế sẽ được phân chia và các vấn đề liên quan sẽ được điều chỉnh bởi điều luật này.

"Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết”. Đây là một quy phạm xung đột, quy phạm này điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật. Như vậy các vấn đề về thừa kể theo pháp luật như xác định hàng thừa kế, diện thừa kế, thời điểm mở thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, tài sản thừa kế... đều được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.

Ví dụ: một người nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, người đó có nhiều loại tài sản ở Việt Nam, gồm cả động sản (tiền tiết kiệm) và bất động sản (căn hộ chung cư), người này có vợ và một con là người nước ngoài hiện sống tại nước ngoài. Sau một cơn đau tim, người nước ngoài này đã chết đột ngột, không có di chúc. Theo yêu cầu của vợ con người đó, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ tiến hành các thủ tục để phân chia di sản thừa kế này. Theo đó tất cả các vấn đề về thừa kế như ai là người được hưởng di sản thừa kế, nguyên tắc phân chia di sản thừa kế.. .cũng như tài sản thừa kế dù là động sản hay bất động sản đều được áp dụng theo pháp luật của nước người để lại di sản thừa kế là công dân. Tức là trường hợp này cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ áp dụng luật nội dung của nước ngoài, nhưng các quy định liên quan đến thủ tục (luật hình thức) sẽ tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Quyền thừa kế đối với bất động sản áp dụng pháp luật nước nào?

Việc thừa kế kể cả đối với tài sản là bất động sản đã được phân chia theo đúng quy định của pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế là công dân như tại khoản 1 điều 680 Bộ luật dân sự 2015. Nhưng vì bất động sản là một loại tài sản đặc biệt, do đặc tính gắn liền với đất đai, mà đất đai là một phần của lãnh thổ quốc gia, không thể sinh sôi, vì vậy việc thực hiện quyền thừa kế với loại tài sản này sẽ có những điểm khác biệt. Các nước trên thế giới có những cách nhìn nhận và tiếp cận khác nhau về vấn đề sở hữu bất động sản của người nước ngoài, theo đó có nước cho phép người nước ngoài được sở hữu bất động sản, có nước không cho phép, hoặc cũng có nước hạn chế quyền này. Tại Việt Nam, trước năm 2008 tức là trước khi có Nghị quyết số 19/2008/QH12 của Quốc Hội ngày 03/6/2008 về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì Việt Nam không cho phép người nước ngoài được sở hữu bất động sản là nhà ở tại Việt Nam. Nhưng khi Nghị quyết 19/2008 ra đời với thời gian thí điểm 5 năm Việt Nam đã cho phép người nước ngoài với điều kiện nhất định được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Đến năm 2014, Luật nhà ở mới được ban hành thì quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài được mở rộng hơn.

Trong ví dụ trên, nhà nước Việt Nam thừa nhận quyền được hưởng di sản thừa kế của những người thừa kế cụ thể là vợ và con của người nước ngoài kia. Vợ con người đó sẽ được thừa kể cả căn nhà chung cư mà chồng, cha họ để lại tại Việt Nam theo sự phân chia mà luật nước ngoài đã quy định, ví dụ luật nước ngoài quy định mỗi mẹ con được 1/2 căn nhà. Tuy nhiên, vì căn nhà là bẩt động sản và bất động sản đó đang ở Việt Nam nên việc thực hiện quyền thừa kế đối với căn nhà này do pháp luật Việt Nam quy định. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được hiểu là người hưởng di sản thừa kế hay người còn sống cỏ được sở hữu bất động sản hay không hoàn toàn do pháp luật nơi có bất động sản quy định. Ví dụ trên pháp luật Việt Nam thừa nhận quyền thừa kế của vợ con người nước ngoài nhưng nếu họ không thuộc diện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam như chồng, cha họ thì vợ con người đó không thể đứng tên là chủ sở hữu của căn hộ đó, họ chỉ được phép hưởng giá trị của ngôi nhà mà thôi.

4. Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc có yếu tố nước ngoài?

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Thừa kế theo di chúc là trường hợp một người chết đi và có di chúc để lại, di chúc đó là hợp pháp.

Để xem xét tính hợp pháp của di chúc thì vấn đề nội dung di chúc tức là ý chí định đoạt tài sản của người để lại di chúc không được quy định, bởi đó là quyền tự do của mỗi cá nhân và pháp luật không can thiệp. Trong quan hệ thừa kế theo di chúc chỉ có hai vấn đề là năng lực lập di chúc và hình thức di chúc được pháp luật quy định.

Khoản 1 Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 "Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc".

Khoản 1 Điều 681 trên xác định áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch để điều chỉnh vấn đề này. Như vậy, nếu một người là công dân nước ngoài thì năng lực lập di chúc, thay đổi, hủy bỏ di chúc do pháp luật nước họ là công dân quy định. Năng lực lập di chúc cũng là một dạng năng lực hành vi nên việc Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 lựa chọn hệ thuộc luật quốc tịch để điều chỉnh vấn đề này hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 674 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về năng lực hành vi của cá nhân, về sâu xa, hành vi lập di chúc để định đoạt tài sản của một người là hành vi rất đặc biệt, thiêng liêng, hệ trọng vì vậy năng lực của cá nhân người đó đối với hành vi này cần phải được đặt trong mối quan hệ với hệ thống pháp luật gắn bó nhất với họ. Hệ thống pháp luật của nước họ có quốc tịch hay hệ thống pháp luật của nước mà họ là công dân chính là hệ thống phù hợp nhất, quốc tịch vẫn luôn được coi là mối quan hệ tình cảm giữa một cá nhân với một nhà nước là vậy.

5. Hình thức di chúc của người nước ngoài

Để được coi là hợp pháp thì di chúc còn phải đảm bảo có một hình thức phù hợp. Sự phù hợp đó là sự phù hợp với quy định của pháp luật. Song đây là quan hệ có yếu tố nước ngoài nên có hơn một hệ thống pháp luật có thể được áp dụng để điều chỉnh vấn đề hình thức di chúc. Khoản 2 Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 đã đưa ra quy định:

"Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật cùa một trong các nước sau đây:

  1. Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
  2. Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
  3. Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản."

Trong quy định trên, hệ thuộc luật của nước nơi lập di chúc được ưu tiên áp dụng, tức là khi xem xét tính họp pháp về hình thức di chúc thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ trước hết vào pháp luật nước nơi lập di chúc. Nếu hình thức di chúc phù hợp với pháp luật đó thì di chúc hợp pháp về hình thức. Nhưng nếu căn cứ vào pháp luật nước nơi di chúc được lập thì di chúc đó không phù hợp về hình thức, trường hợp này các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét đến các hệ thống pháp luật có liên quan khác, ví dụ pháp luật của nước nơi cư trú, hoặc pháp luật của nước người lập di chúc có quốc tịch vào thời điểm lập di chúc hoặc thời điểm người đó chết; hoặc pháp luật của nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản. Chỉ cần thỏa mãn một trong các hệ thống pháp luật nêu trên thì hình thức của di chúc được coi là hợp pháp. Quy định này rõ ràng là mềm dẻo hơn, phù hợp hơn so với quy định của Điều 768 Bộ luật dân sự trước đây khi mà chỉ xem xét tính hợp pháp về hình thức của di chúc theo duy nhất một hệ thuộc luật là luật của nước nơi lập di chúc. Quy định này vì thế gần hơn với quy định của pháp luật quốc tể cụ thể là Công ước La Haye ngày 05/10/1961 về xung đột pháp luật liên quan đến hình thức định đoạt tài sản bằng di chúc.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (984 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo