Từ 01/5/2018 các sản phẩm dệt may trước khi đưa ra thị trường phải được công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2017/BCT. ACC xin giới thiệu Thủ tục xin chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may (Hồ sơ 2023).

1. Sản phẩm dệt may là gì?
Các sản phẩm dệt may, may mặc thuộc phạm vi áp dụng của QCVN01:20107/BTC là các sản phẩm cung cấp tại thị trương Việt Nam gồm các sản phẩm có nguồn gốc từ vật liệu dệt đã qua các công đoạn gia cồn (sợi, vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt, vải tráng phủ, vải giả da tổng hợp, các sản phẩm sản xuất từ sản phẩm nêu trên) hoặc là sản phẩm dệt may có cùng nguyên liệu, kiểu dệt, quy trình xử lý hoàn tất.
2. Chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may là gì?
Chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may hay còn gọi là công bố hợp quy sản phẩm dệt may , là việc đánh giá và chứng nhận sản phẩm dệt may phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của QCVN 01:2017/BCT về mức giới hạn hàm lượng của Formandehyt và của các admin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm.
Công bố sản phẩm, hay còn hiểu là công bố chất lượng sản phẩm là một trong các nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Mời bạn đọc theo dõi chi tiết tại bài viết: Thủ tục công bố sản phẩm
3. Các sản phẩm dệt may cần chứng nhận hợp quy
Theo Thông tư 21/2017/TT-BCT của Bộ Công thương, chứng nhận hợp quy sản phẩm là việc làm bắt buộc mà cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm dệt may nào cũng phải thuân thủ nếu không sẽ bị xử phạt trước pháp luật theo quy định hiện hành.
Nhóm sản phẩm dệt may cần được chứng nhận hợp quy sản phẩm là:
- Sản phẩm dệt may sử dụng cho trẻ dưới 36 tháng tuổi hoặc sản phẩm có độ dài dưới 100cm, khối lượng dưới 30mmg/kg.
- Sản phẩm tiếp xức trực tiếp với đa, mức giới hạn tối đa 75mg/kg.
- Sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da có mức giới hạn lớn nhất là 300mg/kg.
4. Chứng nhận hợp quy sản phẩm hàng dệt may, may mặc ở đâu?
Cơ sở, doanh nghiệp thuê tổ chức được Bộ Công thương chỉ định để đánh giá hợp quy, chứng nhận hợp quy và sau đó Doanh nghiệp công bố hợp quy tại Sở Công Thương.
Những sản phẩm dệt may không chịu sự điều chỉnh của QCVN: 01/2017/BCT bao gồm:
- a) Hành lý của người nhập cảnh; tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân trong định mức miễn thuế;
- b) Hàng hóa của các tổ chức, cá nhân ngoại giao, tổ chức quốc tế trong định mức miễn thuế;
- c) Hàng mẫu để quảng cáo không có giá trị sử dụng; để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất;
- d) Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại; hàng hóa tạm nhập - tái xuất; hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển; hàng đưa vào kho ngoại quan (không áp dụng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa để tiêu thụ);
- đ) Quà biếu, tặng trong định mức miễn thuế;
- e) Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới trong định mức miễn thuế;
- g) Vải và các sản phẩm dệt may chưa được tẩy trắng hoặc chưa nhuộm màu
5. Các hình thức chứng nhận hợp quy và chuẩn bị hồ sơ chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may
Tùy theo loại sản phẩm dệt may mà khách hàng lựa chọn một trong 2 hình thức để chứng nhận hợp quy chất lượng sản phẩm. Và mỗi hình thức sẽ có yêu cầu về thành phần hồ sơ khác nhau, quý khách có thể xem hình thức công bố và thành thần hồ sơ ở dưới đây:
Hình thức 1: Công bố hợp quy sản phẩm dệt may dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân
- Bản công bố hợp quy sản phẩm dệt may
- Báo cáo tự đánh giá của tổ chức
- Bản kê khai thông tin sản phẩm: Tên sản phẩm, số hiệu quy chuẩn kỹ thuật
- Cam kết chất lượng phù hợp quy chuẩn và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá
- Với hàng nhập khẩu cần bổ sung: nhãn hiệu, kiểu loại,xuất xứ, nhà sản xuất, đặc tính kỹ thuật, cửa khẩu nhập khẩu, thời gian nhập khẩu, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu,…
Hình thức 2: Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hoặc kết quả giám định của cơ quan nhà nước được chỉ định (công bố hợp quy theo kết quả chứng nhận của bên thứ 3)
- Bản công bố hợp quy
- Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp QCVN 01/2017/BCT có kèm theo mẫu dấu hợp quy được cấp bởi tổ chức chứng nhận/giám định đã được chỉ định
6. Thủ tục xin chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may
Cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm dệt may lựa chọn một trong hai hình thức chứng nhận hợp quy chất lượng sản phẩm và thực hiện thủ tục theo các bước dưới đây:
Bước 1: Trao đổi và gửi thông tin về việc đánh giá chứng nhận hợp quy vải
Bước 2: Chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và gửi hồ sơ để tổ chức chứng nhận hợp quy đánh giá, xem xét tài liệu, phục vụ cho việc đánh giá chứng nhận hợp quy vải.
Bước 3: Thực hiện đánh giá chứng nhận hợp quy vải trong dệt may
Bước 4: Lấy mẫu vải điển hình trực tiếp tại nơi sản xuất hay trên thị trường
Mẫu ngẫu nhiên: được lấy ngẫu nhiên từ lô hàng hóa đăng ký công bố chứng nhận hợp quy.
Mẫu đại diện: là tập hợp những mẫu ngẫu nhiên từ lô hàng hóa đăng ký công bố chứng nhận hợp quy để đại diện cho lô hàng hóa đăng ký công bố chứng nhận hợp quy đó.
Bước 5: Cấp chứng nhận hợp quy vải trong dệt may.
Bước 6: Thực hiện công bố hợp quy theo quy định hiện hành của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Thủ tục xin chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may (Hồ sơ 2023) do ACC cung cấp.
Nội dung bài viết:
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!