Thủ tục tuyên bố phá sản cá nhân (Quy định 2024)

Phá sản cá nhân” là một thuật ngữ pháp lý khá mới mẻ. Hiện nay một số nước trên thế giới đã quy định về phá sản cá nhân, khoanh vùng đối tượng là cá nhân mất khả năng thanh toán. Vậy pháp luật Việt Nam có quy định nào điều chỉnh vấn đề phá sản của cá nhân chưa và có thì quy định như thế nào? Tất cả sẽ được ACC giải đáp qua bài viết: “Thủ tục tuyên bố phá sản cá nhân (Quy định 2023)”.

1. Phá sản cá nhân là gì?

Phá sản cá nhân chỉ tình trạng mà một cá nhân mất khả năng thanh toán với các khoản nợ đến hạn của mình. 

Phá sản cá nhân có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, phá sản cá nhân là một thủ tục đòi nợ tập thể. Bởi lẽ, khi một cá nhân quyết định nộp đơn khai phá sản thì số lượng chủ nợ của họ thường trên hai. Khi đó các chủ nợ sẽ ngưng mọi hành động đòi nợ từ con nợ, họ sẽ được tòa án triệu tập, cùng nhau xem xét hoặc là thanh lý các tài sản của con nợ, hoặc đề ra một kế hoạch để cá nhân đó làm lại tài chính và lấy lợi tức thu được trả nợ,  góp phần đảm bảo quyền lợi của các chủ nợ là bằng nhau.

Thứ hai, phá sản cá nhân không những giúp cá nhân giải quyết nợ mà còn tạo cho họ một khởi đầu tài chính mới. Thông qua phá sản, một cá nhân có thể giải quyết được số nợ của mình, kết thúc thời gian bị gây áp lực từ các chủ nợ và bắt đầu lại cuộc sống mới.

Thứ ba, phá sản cá nhân là một thủ tục pháp lý tổng hợp và phức tạp. Khi bắt đầu nhận đơn khai phá sản của một cá nhân, Tòa án phải tiến hành các biện pháp bảo vệ cá nhân khỏi các chủ nợ, tịch thu tài sản của cá nhân, triệu tập các chủ nợ, đưa ra một kế hoạch khởi đầu lại tài chính cho cá nhân, giám sát việc trả nợ theo kế hoạch của cá nhân cho các chủ nợ. 

2. Mục đích của phá sản cá nhân

Thứ nhất, tối đa hóa việc thu hồi nợ cho chủ nợ. Xuất phát từ việc bảo vệ tốt nhất chủ nợ, nếu con nợ lâm vào tình trạng phá sản và tài sản hiện tại không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho các chủ nợ thì dù Tòa án có tuyên bố con nợ phải thực hiện nghĩa vụ thì chủ nợ cũng sẽ không thể thu hồi được tài sản của mình. Vì thế, nếu được pháp luật bảo vệ khỏi những quấy rầy, đe dọa của chủ nợ, giúp họ giải phóng nợ để tạo lập cho mình một sự nghiệp mới. Lúc đó chủ nợ sẽ dễ dàng thu hồi nợ.

Thứ hai, cho con nợ cơ hội phục hồi. Thủ tục phá sản (trong đó giải pháp quan trọng nhất đó là phục hồi) sẽ tạo cho cá nhân nợ nần có cơ hội thương lượng với các chủ nợ về các khoản nợ và tránh được các biện pháp đòi nợ bất hợp pháp, ví dụ như xiết nợ đảm bảo việc giải quyết nợ theo một trật tự nhất định, Nhà nước có thể kiểm soát. Thủ tục phá sản còn tránh được tình trạng cá nhân bị phân biệt đối xử thông qua các cơ chế bảo mật thông tin cho con nợ, bảo vệ các con nợ qua cơ chế bảo vệ tự động ngay khi con nợ nộp đơn khai phá sả

3. Việt Nam có luật phá sản cá nhân chưa?

 Ở một số quốc gia như Anh, Pháp, Hoa Kỳ đã xây dựng những quy định điều chỉnh vấn đề phá sản cá nhân, điển hình là pháp luật phá sản của Hoa Kỳ. Phá sản cá nhân là cần thiết như đã phân tích nhưng Việt Nam có luật phá sản cá nhân chưa? Một người mất khả năng thanh toán thì có được tuyên bố phá sản cá nhân không?

Là con đường bảo vệ quyền bình đẳng giữa các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế. Theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Hiến pháp 2013, cho thấy các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế như doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân thực hiện kinh doanh,…đều được bình đẳng trước pháp luật. Pháp luật của Việt Nam hiện nay chỉ quy định về việc phá sản của doanh nghiệp và hợp tác xã với quy trình, thủ tục tuân theo Luật Phá sản 2014. Còn đối với cá nhân thì chưa hề có bất kỳ quy định nào về phá sản của một cá nhân kinh doanh.

Một số ý kiến cho rằng phá sản cá nhân chính là phá sản của doanh nghiệp tư nhân vì về bản chất, doanh nghiệp tư nhân cho một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm vô hạn với các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó không được gọi là phá sản cá nhân, khi doanh nghiệp tư nhân phá sản đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó không còn tồn tại.

Thêm vào đó, cũng cần phân biệt phá sản cá nhân và thủ tục kiện dân sự: thủ tục kiện dân sự chỉ cho phép chủ nợ thực hiện quyền đòi nợ của mình khi khoản nợ đã đến hạn. Đặt trong trường hợp các khoản nợ chưa đến hạn cùng một lúc sẽ dẫn đến tình trạng các chủ nợ không thể thực hiện được quyền đòi nợ các khoản nợ chưa đến hạn khi họ nhìn thấy sản nghiệp của con nợ đã không còn hoặc còn rất ít và chắc chắn sẽ không đủ để thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với mình. Ngay cả khi các khoản nợ đáo hạn cùng một lúc thì theo thủ tục dân sự, cơ quan tài phán cũng chỉ có thể ra phán quyết buộc con nợ có nghĩa vụ phải thanh toán chứ không thể giải quyết thỏa đáng vấn đề con nợ không có khả năng thực hiện đồng thời tất cả các nghĩa vụ tài sản của mình. 

Còn đối với phá sản cá nhân, khi cá nhân khai phá sản thì Tòa án sẽ xử lý các khoản nợ cho tất cả các chủ nợ kể cả các khoản nợ đến hạn và chưa đến hạn. 

Với sự điều hòa lợi ích giữa chủ nợ và con nợ của thủ tục phá sản cá nhân, hy vọng pháp luật Việt Nam có thể nhanh chóng quy định vấn đề này.

4. Dịch vụ tư vấn của ACC

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn. Với đội ngũ nhân sự đông đảo, giàu kinh nghiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi luôn luôn lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp, tư vấn tận tình.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ với chúng tôi qua:

5. Các thắc mắc thường gặp.

Cá nhân có được tuyên bố phá sản không?

  • Thị trường tín dụng Việt Nam, đặc biệt là khu vực tín dụng tiêu dùng, đang trên đà tăng trưởng trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật hiện tại của Việt Nam, phá sản cá nhân vẫn chưa được thừa nhận.

Vì sao phải cần tuyên bố phá sản cá nhân?

  • Phá sản cá nhân không đồng nghĩa với việc con nợ được phép phủi tay rút khỏi mối quan hệ tín dụng một cách nhẹ nhàng. Đó là một quá trình đánh giá, thi hành, hậu kiểm với sự tham gia của quyền lực nhà nước và đôi khi là cả những chuyên viên độc lập.

Pháp luật hiện hành có quy định về phá sản cá nhân không?

  • Theo pháp luật hiện hành, một cá nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về khoản nợ của mình. Điều này có nghĩa là khi cá nhân nhận nợ một khoản tiền, trách nhiệm hoàn trả của họ sẽ kéo dài cho đến khi số tiền đó, cùng với mọi khoản lãi phát sinh, được trả hết; hoặc đến khi người đó qua đời (ấy là chưa nói đến khoản nợ có thể tiếp tục được chuyển giao thông qua thủ tục thừa kế).

✅ Thủ tục: ⭕ Tuyên bố phá sản cá nhân
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1187 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo