Quy định mới về điều kiện thành lập tổ chức tài chính vi mô

Nhờ vào đường lối Đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước; Việt Nam trong nhiều năm qua đã đạt được những thành tựu xuất sắc trong kinh tế; nhất là công cuộc xoá đói giảm nghèo. Trong đó phần đóng góp rất đáng kể tới là hoạt động của tổ chức tài chính vi mô; nó có hoạt động mang ý nghĩa xã hội sâu sắc và đang ngày càng phát triển mạnh. Vậy hãy cùng ACC đi tìm hiểu thủ tục thành lập công ty tài chính vi mô qua bài viết dưới đây nhé!

Thanh Lap Cong Ty Tai Chinh Tai Lao Cai

Quy định mới về điều kiện thành lập tổ chức tài chính vi mô

1. Tổ chức tài chính vi mô là gì?

Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017; định nghĩa về tổ chức tài chính vi mô như sau:

Tổ chức tài chính vi mô là là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng; nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ.

Ngoài ra luật còn quy định thêm; tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn.

2. Điều kiện thành lập tổ chức tài chính vi mô

Điều kiện thành lập tổ chức tài chính vi mô được quy định tại Thông tư 03/2018/TT-NHNN; gồm các điều kiện như sau:

2.1. Đủ điều kiện cấp giấy phép

  • Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.
  • Có chủ sở hữu, thành viên sáng lập theo quy định.
  • Có người quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
  • Có Điều lệ phù hợp với quy định.
  • Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 3 năm đầu hoạt động.

2.2. Chủ sở hữu, thành viên sáng lập

-Đối với việc chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì có các điều kiện sau:

  • Là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam,…
  • Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác; vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn;…
  • Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập; cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam.

-Đối với đối tượng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Có ít nhất một thành viên sáng lập là tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị – xã hội;
  • Có ít nhất một thành viên sáng lập là tổ chức đã; hoặc đang trực tiếp tham gia quản lý hoặc điều hành chương trình; dự án tài chính vi mô hoạt động an toàn, bền vững trong ít nhất 03 (ba) năm liên tiếp; trước thời điểm nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép;
  • Thành viên sáng lập là cá nhân, tổ chức Việt Nam; hoặc thành viên sáng lập là tổ chức nước ngoài phải phù hợp tại thông tư này.
  • Tổng số không quá 05 thành viên góp vốn (gồm tổ chức, cá nhân trong nước và ngân hàng nước ngoài).

3. Cơ cấu tổ chức của tổ chức tài chính vi mô

Quy định về cơ cấu tổ chức của Tổ chức tài chính vi mô là gì? Căn cứ thep Thông tư 03/2018/TT-NHNN như sau:

Tổ chức tài chính vi mô phải có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị; điều hành, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ; phù hợp với loại hình hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tài chính vi mô bao gồm Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc).

4. Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô

Với mục đích chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân; hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ. Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô; căn cứ theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 như sau:

  • Hoạt động huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam gồm tiết kiệm bắt buộc; và tiền gửi tự nguyện của tổ chức, cá nhân. Ngoài ra tổ chức tài chính vi mô còn huy động vốn thông qua vay vốn của tổ chức tín dụng; tổ chức tài chính và các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định pháp luật.
  • Hoạt động cấp tín dụng thì tổ chức tài chính vi mô chỉ được cấp tín dụng bằng đồng Việt Nam dưới hình thức cho vay. Việc cấp tín dụng của tổ chức tài chính vi mô có thể được bảo đảm bằng tiết kiệm bắt buộc; bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn. Nhưng phải duy trì tỷ lệ tổng dư nợ các khoản cấp tín dụng cho cá nhân; hộ gia đình có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ trong tổng dư nợ cấp tín dụng không thấp hơn tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định.
  • Hoạt động khác bao gồm:  Ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn; cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô; cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô; hoặc làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm.

5. Thủ tục thành lập tổ chức tài chính vi mô

Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gửi cho ngân hàng nhà nước.

Hồ sơ đề nghị cấp giáy phép được hướng dẫn chi tiết tại Điều 10 Thông tư 02/2008/TT-NHNN.

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép 

Đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: do người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức chính trị-xã hội ký;

 Đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: do các thành viên sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của thành viên sáng lập ký.

– Dự thảo Điều lệ: Điều lệ của tổ chức tài chính quy mô nhỏ là văn bản chính xác định cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Điều lệ đầu tiên của tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải được chủ sở hữu hoặc các thành viên sáng lập thông qua và cùng ký tên.

– Phương án hoạt động trong ba năm đầu, trong đó nêu rõ:

Mục tiêu hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ;

Địa bàn dự kiến hoạt động; địa điểm dự kiến đặt các chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh mới và/hoặc chi nhánh hiện có đối với những tổ chức đã có hoạt động tài chính quy mô nhỏ);

Tiêu chí đối với khách hàng tài chính quy mô nhỏ và dự kiến số lượng cá nhân, hộ gia đình thoả mãn các tiêu chí này trong địa bàn dự kiến hoạt động;

Các sản phẩm và dịch vụ dự kiến sẽ cung cấp cho khách hàng tài chính quy mô nhỏ, khách hàng khác và các quy định, điều kiện dự kiến đối với từng sản phẩm, dịch vụ;

Cơ cấu tổ chức và nhân sự dự kiến ;

Thông tin và công nghệ liên lạc sẽ sử dụng;

Hệ thống quản lý rủi ro, bao gồm hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ;

Bảng cân đối tài sản, báo cáo lãi/ lỗ, danh mục cho vay dự báo cho ba năm tài chính kế tiếp;

Tác động xã hội dự kiến của tổ chức tài chính quy mô nhỏ trên địa bàn.

– Ý kiến của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến đặt trụ sở chính của tổ chức tài chính quy mô nhỏ về sự cần thiết thành lập tổ chức này trên địa bàn.

– Đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Danh sách thành viên sáng lập, mức vốn góp (ghi rõ số vốn bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ, bằng tài sản khác và tỷ lệ góp vốn của từng thành viên), phương án góp vốn (nêu rõ phương thức, tiến độ góp vốn…), cam kết thực hiện của các thành viên sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:

Đối với thành viên sáng lập là cá nhân:

“ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;

Sơ yếu lý lịch;

– Đối với thành viên sáng lập là tổ chức được thành lập và hoạt động tại Việt Nam:

Bản sao quyết định hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc tài liệu tương đương khác chứng minh việc thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp);

Văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền;

Điều lệ hiện hành hoặc tài liệu tương đương khác;

Báo cáo tình hình hoạt động của tổ chức trong ba năm gần nhất;

Một số thông tin cần thiết khác có liên quan: mục đích góp vốn thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ; hệ thống quản trị, điều hành, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ;

Một bản khai chi tiết về mọi hoạt động điều tra hay khởi tố đối với tổ chức hoặc nêu rõ không bị điều tra hay khởi tố trong vòng mười năm gần nhất;

Một bản khai nêu rõ về vốn góp hoặc nắm giữ cổ phần của các thành viên sáng lập tại các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp khác;”

Trường hợp nếu thành viên sáng lập là đơn vị trực thuộc một tập đoàn, phải cung cấp thông tin về phạm vi hoạt động chính của tập đoàn kèm sơ đồ tổ chức của tập đoàn và nêu chi tiết trong trường hợp tập đoàn có góp vốn và/hoặc nắm giữ cổ phần tại các tổ chức tín dụng khác.

Đối với thành viên sáng lập là tổ chức nước ngoài:

“Ngoài các giấy tờ quy định như đối với thành viên sáng lập là tổ chức được thành lập và hoạt động tại Việt Nam tại Điểm 10.5 Tiết a Khoản này, tổ chức nước ngoài phải nộp:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ xin thành lập và hoạt động tổ chức tài chính quy mô nhỏ;

Văn bản của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được góp vốn thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nguyên xứ không yêu cầu có văn bản chấp thuận thì tổ chức, cá nhân đó phải giải trình rõ đồng thời phải cam kết chịu trách nhiệm về tính xác thực của giải trình này.

Đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

– Bản sao quyết định hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc tài liệu tương đương khác chứng minh việc thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

– Văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền;

– Điều lệ hiện hành hoặc tài liệu tương đương khác;

– Một số thông tin cần thiết khác có liên quan: mục đích góp vốn thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ; hệ thống quản trị, điều hành, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ.”

– Danh sách, sơ yếu lý lịch và bản sao văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.

– Ngoài hồ sơ quy định nêu trên, tổ chức nộp đơn xin thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải bổ sung các báo cáo, văn bản liên quan đến các dịch vụ tài chính quy mô nhỏ đã và đang cung cấp cho khách hàng như sau:

Báo cáo tóm tắt về cơ cấu tổ chức, mạng lưới chi nhánh, tình hình tài chính và các dịch vụ hiện đang cung cấp cho khách hàng;

Báo cáo của hai năm tài chính gần nhất đã được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập;

Báo cáo tình hình hoạt động và hiệu quả hoạt động của từng chi nhánh dự kiến đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép tiếp tục hoạt động sau khi được cấp Giấy phép;

Các giấy tờ, văn bản chứng minh số vốn tự có.

– Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu bổ sung thông tin khi xét thấy cần thiết nhằm làm rõ các vấn đề liên quan đến điều kiện để được cấp Giấy phép.”

Bước 2: Ngân hàng kiểm tra, kiểm soát hết sức chặt chẽ để xem xét có đủ điều kiện để cáp giấy phép không.

Điều kiện để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động (gọi tắt là Giấy phép) được quy định tại Điều 9 Thông tư 02/2008/TT-NHNN.

“9.1. Có nhu cầu về hoạt động tài chính quy mô nhỏ.

9.2. Ý kiến của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến đặt trụ sở chính của tổ chức tài chính quy mô nhỏ về sự cần thiết thành lập tổ chức này trên địa bàn.

9.3. Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định.

9.4. Có trụ sở làm việc và cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ, thông tin đảm bảo cho hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.

9.5. Có người quản trị, kiểm soát và điều hành đủ năng lực hành vi dân sự và có trình độ chuyên môn phù hợp với hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.

9.6. Có phương án kinh doanh khả thi trong ba năm đầu hoạt động.

9.7. Đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Phải có ít nhất một trong số các thành viên góp vốn là tổ chức thuộc các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Trực tiếp tham gia quản trị và/hoặc điều hành một hoặc nhiều tổ chức, chương trình, dự án có cung cấp dịch vụ nhận tiết kiệm bắt buộc và cấp tín dụng quy mô nhỏ tại Việt Nam trong ba năm liền trước thời điểm nộp đơn xin cấp Giấy phép;

b) Chứng minh được việc quản trị, kiểm soát và điều hành an toàn, bền vững đối với các hoạt động tài chính quy mô nhỏ trong thời gian ít nhất là một năm liền trước thời điểm nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép, cụ thể:

– Tỷ lệ tổng dư nợ vay của những khách hàng có nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính quy mô nhỏ (PAR) dưới năm phần trăm 5%;

– Tổng thu nhập từ hoạt động tài chính quy mô nhỏ đủ để bù đắp các chi phí, bao gồm chi phí huy động vốn, chi phí hành chính và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

c) Không phải là đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ nhưng đã khắc phục được hành vi vi phạm trước khi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép ít nhất là một năm;

d) Phần vốn góp tại tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải đạt tỷ lệ như quy định tại Khoản 6 điểm 6.2 Thông tư này.

9.8. Đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: chủ sở hữu phải là một tổ chức chính trị-xã hội được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đáp ứng các điều kiện quy định tại Điểm 9.7 Tiết a, b, c Khoản này, trừ trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

9.9. Đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ có vốn đầu tư nước ngoài: Ngoài các điều kiện qui định tại Điểm 9.1 đến 9.7 Khoản này, thành viên góp vốn nước ngoài phải được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép góp vốn thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam.”

Bước 3: Đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động.

Sau khi được cấp Giấy phép, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký kinh doanh. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bước 4: Công bố thông tin ít nhất 30 ngày trước ngày hoạt động.

Trước ngày dự kiến khai trương hoạt động tối thiểu ba mươi ngày, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải thông báo bằng văn bản về ngày khai trương hoạt động chính thức cho Ngân hàng Nhà nước, cơ quan đăng ký kinh doanh và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố nơi tổ chức tài chính quy mô nhỏ đặt trụ sở chính.

Bước 5: Khai trương hoạt động trong 12 tháng kể từ ngày cấp giấy phép, sẽ bị thu hồi nếu không làm hoạt động này.

Hết thời hạn mười hai tháng theo quy định, nếu tổ chức tài chính quy mô nhỏ không khai trương hoạt động thì Giấy phép sẽ đương nhiên hết hiệu lực. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi lại Giấy phép đã cấp và làm thủ tục hoàn lại vốn gửi tại tài khoản phong tỏa (nếu có) sau khi trừ đi thủ tục phí theo quy định.

Trên đây là nội dung những quy định về thủ tục thành lập công ty tài chính vi mô cùng với các kiến thức cơ bản về thành lập công ty tài chính vi mô. Hy vọng thông qua bài viết này, sẻ giúp doanh nghiệp nắm bắt được điều kiện kinh doanh ngành nghề tư vấn tài chính. Nếu còn vướng mắc gì cần giải đáp, vui lòng liên hệ trực tiếp với ACC để được hỗ trợ tốt nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (279 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo