Thủ Tục Mở Công Ty Sửa Chữa Máy Lạnh (Quy Định 2024)

Sau một thời gian sử dụng, việc bảo trì, bảo dưỡng máy lạnh là các công việc cần thiết, nhiều trường hợp hỏng hóc dẫn đến phải tiến hành sửa chữa. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi chuyên môn cao và khách hàng tất yếu sẽ tìm đến những địa chỉ sửa máy lạnh chuyên nghiệp. Do vậy, việc thành lập công ty về sửa chữa máy lạnh là rất khả thi.

Để mở công ty sửa chữa máy lạnh, tổ chức, cá nhân có nhu cầu cần chuẩn bị và thực hiện các thủ tục gì? Trình tự ra sao? Mời Qúy bạn đọc tham khảo các bước dưới đây.

Thủ Tục Mở Công Ty Sửa Chữa Máy Lạnh (Quy Định 2020)
Thủ Tục Mở Công Ty Sửa Chữa Máy Lạnh (Quy Định 2023)

1. Bước 1: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cụ thể

  • Cần xác định ngành nghề chính là sửa chữa máy lạnh và xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh sửa chữa máy lạnh. Ví dụ như cách quản lý, điều hành hoạt động của công ty, chiến lược kinh doanh sau khi chính thức đi vào hoạt động, …
  • Ngoài ngành nghề chính là sửa chữa máy lạnh, công ty có kết hợp kinh doanh các ngành nghề khác hay không? Ví dụ có thể kết hợp sửa chữa máy lạnh với bán buôn, bán lẻ máy lạnh, bán các thiết bị, đồ diện dân dụng, … nhằm tăng lợi nhuận cho công ty.

2. Bước 2: Chuẩn bị vốn mở công ty

  •  Sửa chữa máy lạnh không phải là ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, do đó, tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng và quy mô kinh doanh, tổ chức, cá nhân mở công ty sửa chữa máy lạnh quyết định số lượng vốn để mở công ty và thực hiện hoạt động kinh doanh.
  •  Thông thường, mức vốn điều lệ tối thiểu để hoạt động công ty có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ cần tối thiểu từ một trăm triệu đồng.

3. Bước 3: Lựa chọn địa điểm mở công ty

  • Đây là việc tương đối quan trọng bởi nó quyết định đến doanh thu của công ty khá nhiều, bởi vậy, khi lựa chọn địa điểm để thành lập công ty, tổ chức, cá nhân cần cân nhắc lựa chọn.
  • Trường hợp địa chỉ trụ sở chính của công ty là địa điểm thực hiện hoạt động sửa chữa máy lạnh thì cần tiến hành chọn địa điểm phù hợp như: vị trí mặt tiền, vị trí gần khu dân cư để thu hút khách hàng.
  • Ngoài ra, công ty cũng có thể tiến hành mở thêm các chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.

4. Bước 4: Chuẩn bị thông tin về người đại diện theo pháp luật của công ty và các thông tin liên quan khác.

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
    • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
    • Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
    • Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.

Tên công ty: Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

  • Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
  • Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu;
  • Tên không trùng hoặc gây nhầm lẫn với các tên đã đăng ký.
    • Ngành nghề kinh doanh dự kiến.
    • Số lượng lao động dự kiến.
    • Thông tin về kế toán hoặc người phụ trách kế toán của công ty.

5. Bước 5: Tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: công ty sửa chữa máy lạnh.

  • Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
  • Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sau khi được số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
  • Thành phần hồ sơ bao gồm:
    • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
    • Dự thảo điều lệ công ty;
    • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.
    • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
  • Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực; Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực) đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
  • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực; Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực) của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1105 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo