Thủ Tục Lập Công Ty Vận Tải Đường Bộ Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài (Cập nhật 2024)

Thành lập công ty có vốn nước ngoài không phải là một thủ tục dễ dàng, bởi pháp luật Việt Nam quy định rất chặt chẽ và nhiều quy trình, thủ tục. Để khách hàng có góc nhìn tổng quan hơn, ACC xin giới thiệu Thủ tục lập công ty vận tải đường bộ có vốn đầu tư nước ngoài.

Thành lập công ty vận tải đường bộ có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện như thế nào? Nhà đầu tư cần phải chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ gì?

Sau đây, ACC sẽ gửi đến khách hàng những quy định của pháp luật về Thủ tục lập công ty vận tải đường bộ có vốn đầu tư nước ngoài và dịch vụ thành lập của ACC để hỗ trợ khách hàng.

Thủ Tục Lập Công Ty Vận Tải Đường Bộ Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Thủ Tục Lập Công Ty Vận Tải Đường Bộ Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài

1. Các hình thức thành lập công ty có vốn nước ngoài

Để thành lập một công ty có vốn nước ngoài kinh doanh vận tải đường bộ, nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau:

  • Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp.
  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong một doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam đã được hình thành trước đó.

2. Thủ tục lập công ty vận tải đường bộ có vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tục lập công ty vận tải đường bộ có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy trình gồm các bước sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Hồ sơ gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư

Đối với nhà đầu tư là cá nhân:

  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân (Bản sao công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài).
  • Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam (Nếu là Ngân hàng nước ngoài xác nhận cần cung cấp bản sao công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài).
  • Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương).

Đối với nhà đầu tư là tổ chức (do công ty có trụ sở tại nước ngoài góp vốn, đầu tư vốn thành lập công ty tại Việt Nam):

  • Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức (Bản sao công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài)
  • Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam (Bản sao công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài)
  • Hộ chiếu công chứng của người đại diện theo pháp luật công ty tại Việt Nam (Nếu là người nước ngoài Bản sao công công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài)
  • Điều lệ công ty nước ngoài (Bản sao công công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài);
  • Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương).
  • Nếu dự án có sử dụng công nghệ cần kèm theo bản giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính.

Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
  • Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án
  • Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính.
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư.

Thời gian: 05 -10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định.

Bước 2: Thành lập công ty vận tải có vốn đầu tư nước ngoài

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp. Hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên/ Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
  • Bản sao các giấy tờ sau:
    • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
    • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Cơ quan nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành

Thời gian: 03 - 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 3:  Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp

Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Mức xử phạt đối với công ty không Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp:  Đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (Khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP).

Bước 4:  Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Doanh nghiệp có thể ủy quyền hoặc tự mình khắc dấu và thông báo mẫu dấu cho Sở Kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia và Cấp thông báo về việc đăng tải thông tin mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp được biết.

3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ

3.1. Các lĩnh vực kinh doanh vận tải đường bộ

Theo quy định tại Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, các lĩnh vực kinh doanh vận tải đường bộ bao gồm:

  • Kinh doanh vận tải hàng hóa;
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt;
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch bằng xe ô tô.

3.2. Điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ

Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các quy định của pháp luật để đảm bảo trong quá trình hoạt động của mình, cũng như để đáp ứng các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ  cho công ty của mình.

Điều kiện chung:

  • Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
  • Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể:
    • Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
    • Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau: Lưu giữ và truyền dẫn các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra khi có yêu cầu;
    • Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
  • Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:
    • Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
    • Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh);
    • Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.
  • Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
  • Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
  • Về tổ chức, quản lý:
    • Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe;
    • Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ ngồi trở lên (bao gồm cả chỗ ngồi, chỗ đứng và giường nằm) phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng đưa đón cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên đi làm, đi học và xe buýt có thiết bị thay thế nhân viên phục vụ);
    • Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông;
    • Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.

Điều kiện kinh doanh kinh doanh vận tải hàng hóa:

  • Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải thỏa mãn đủ các điều kiện chung ở trên.
  • Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ; đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:
    • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 10 xe trở lên;
    • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã phải thỏa mãn đủ các điều kiện chung ở trên.
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải có chỗ ngồi ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai theo lộ trình như sau:
    • Xe ô tô đăng ký khai thác kinh doanh vận tải lần đầu: Thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2016;
    • Xe ô tô đang khai thác: Thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
  • Xe ô tô có trọng tải được phép chở từ 10 hành khách trở lên phải có niên hạn sử dụng như sau:
    • Cự ly trên 300 ki lô mét: Không quá 15 năm đối với ô tô sản xuất để chở người; từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 không được sử dụng xe ô tô chuyển đổi công năng;
    • Cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống: Không quá 20 năm đối với xe ô tô sản xuất để chở người; không quá 17 năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành xe ô tô chở khách.
  • Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:
    • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 20 xe trở lên;
    • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 10 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 05 xe trở lên.

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã phải thỏa mãn đủ các điều kiện chung ở trên.
  • Xe buýt phải có chỗ ngồi ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai theo lộ trình tương tự như xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định.
  • Xe buýt phải có niên hạn sử dụng giống như niên hạn sử dụng của xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định; có màu sơn đặc trưng được đăng ký với cơ quan quản lý tuyến, trừ trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quy định cụ thể về màu sơn của xe buýt trên địa bàn.
  • Xe buýt phải có sức chứa từ 17 hành khách trở lên. Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên các tuyển có hành trình bắt buộc phải qua cầu có trọng tải cho phép tham gia giao thông từ 05 tấn trở xuống hoặc trên 50% lộ trình tuyến là đường từ cấp IV trở xuống (hoặc đường bộ đô thị có mặt cắt ngang từ 07 mét trở xuống) được sử dụng xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 12 đến dưới 17 hành khách.
  • Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:
    • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 20 xe trở lên;
    • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 10 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 05 xe trở lên.

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã phải thỏa mãn đủ các điều kiện chung ở trên, ngoại trừ điều kiện Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.
  • Xe taxi phải có sức chứa từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe).
  • Xe taxi có niên hạn sử dụng không quá 08 năm tại đô thị loại đặc biệt; không quá 12 năm tại các địa phương khác.
  • Trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải đăng ký và thực hiện sơn biểu trưng (logo) không trùng với biểu trưng đã đăng ký của đơn vị kinh doanh vận tải taxi trước đó và số điện thoại giao dịch cho các xe thuộc đơn vị.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có trung tâm điều hành, duy trì hoạt động của trung tâm điều hành với lái xe, đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe thuộc đơn vị.
  • Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có số xe tối thiểu là 10 xe; riêng đối với đô thị loại đặc biệt phải có số xe tối thiểu là 50 xe.

Điều kiện kinh doanh  vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch bằng xe ô tô:

  • Đơn vị kinh doanh vận tải phải thỏa mãn đủ các điều kiện chung ở trên.
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm; xe ô tô chuyển đổi công năng không được vận tải khách du lịch.
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng giống như niên hạn sử dụng của xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định.
  • Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, đơn vịkinh doanh vận tải khách du lịch vận chuyển hành khách trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng xe tối thiểu như sau:
    • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 10 xe trở lên;
    • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên, riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.
  • Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô ngoài các điều kiện trên, còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về du lịch có liên quan.

3.3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải đường thủy

Hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
  • Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
  • Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định);
  • Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định).

Cơ quan giải quyết: Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo.

Trên đây là toàn bộ thông tin do ACC cung cấp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (335 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo