Điều kiện và trình tự, thủ tục hưởng chế độ thai sản [Chi tiết 2023]

Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động nữ mang thai, sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi được hưởng khi tham gia đủ thời gian bảo hiểm xã hội nhất địnhTrong bài viết này ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc điều kiện và trình tự, thủ tục hưởng chế độ thai sảnĐiều Kiện Và Trình Tự, Thủ Tục Hưởng Chế độ Thai Sản

Điều kiện và trình tự, thủ tục hưởng chế độ thai sản

1. Đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản

Điều 30 Luật BHXH quy định đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động (công dân Việt Nam) thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc gồm:

- Người làm việc theo các loại HĐLĐ: không xác định thời hạn, xác định thời hạn, mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định;

- Người lao động (NLĐ) có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

- Người phục vụ trong quân đội, công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

- Người quản lý doanh nghiệp hoặc hợp tác xã có hưởng lương.

2. Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản

* Điều 31, Luật BHXH và Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản gồm:

- LĐ nữ mang thai hoặc đặt vòng tránh thai;

- NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản;

- LĐ nữ sinh con;

Tìm hiểu điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản
Tìm hiểu điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản

- LĐ nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

- NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

- LĐ nam đang tham gia BHXH và có vợ sinh con.

* Một số điều kiện ràng buộc kèm theo:

- Thời gian đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

- Nếu đã đóng BHXH đủ 12 tháng trở lên khi mang thai phải nghỉ việc dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

- Trường hợp NLĐ chấm dứt HĐLĐ, Hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH.

3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký nhận bảo hiểm thai sản

* Hồ sơ hưởng chế độ thai sản (Điều 9, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)

- CMND người hưởng chế độ thai sản;

- Một trong các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc sinh con, nhận nuôi con, mang thai hộ, giấy chứng tử của mẹ hoặc con;

- Giấy xác nhận của cơ sở y tế về tình trạng người mẹ, sinh con phải phẫu thuật hoặc dưới 32 tuần tuổi;

- Giấy ra viện;

- Sổ BHXH và hồ sơ theo quy định của pháp luật;

- Bản chính danh sách đề nghị giải quyết chế độ thai sản (theo mẫu C70a-HD) do NSDLĐ lập

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm những gì?
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm những gì?

* Thủ tục nhận bảo hiểm thai sản:

- NLĐ nộp 01 bộ hồ sơ trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc cho NSDLĐ, trong thời hạn 10 ngày đơn vị kiểm tra và nộp hồ sơ giải quyết chế độ thai sản cho cơ quan BHXH cấp huyện nơi đơn vị đóng BHXH;

- Trong 10 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ thai sản hợp lệ, cơ quan BHXH phải giải quyết và có trách nhiệm chi trả cho NLĐ.
Thủ tục nhận tiền thai sản do NSDLĐ có trách nhiệm tiến hành nộp hồ sơ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích tối đa cho NLĐ.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (302 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo