Thủ Tục Hoàn thuế xuất Nhập khẩu Nông sản (Cập nhật 2024)

Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Hiện nay nhà nước có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ ngành nông nghiệp phát triển, đặc biệt là hoàn thuế xuất khẩu nông sản. Vậy thủ tục hoàn thuế xuất nhập khẩu nông sản được quy định như thế nào thì hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Hoàn thuế xuất Nhập khẩu Nông sản
Hoàn thuế xuất Nhập khẩu Nông sản

1. Tìm hiểu quy định của pháp luật về Hoàn thuế xuất Nhập khẩu Nông sản

Có khá nhiều loại nông sản không chịu thuế giá trị gia tăng, nó được quy định tại Điều 4, TT 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính và sửa đổi Khoản 1 Điều 4 bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC như sau:

"Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT:

  1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.

Ví dụ 2: Công ty A ký hợp đồng nuôi heo với Công ty B theo hình thức Công ty B giao cho Công ty A con giống, thức ăn, thuốc thú y, Công ty A giao, bán cho Công ty B sản phẩm heo thì tiền công nuôi heo nhận từ Công ty B và sản phẩm heo Công ty A giao, bán cho Công ty B thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Sản phẩm heo Công ty B nhận lại từ Công ty A: nếu Công ty B bán ra heo (nguyên con) hoặc thịt heo tươi sống thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, nếu Công ty B đưa heo vào chế biến thành sản phẩm như xúc xích, thịt hun khói, giò hoặc thành các sản phẩm chế biến khác thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định.”

Khấu trừ, hoàn thuế GTGT:

Trường hợp số thuế GTGT đầu vào phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh hàng hoá là mặt hàng nông sản như sắn lát kho, bắp, tấm, cám gạo,... chưa chế biến thành các sản phẩm khác chỉ qua sơ chế thông thường mà hoạt động này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, TT 219/2013/TT-BTC, thì thuế GTGT đầu vào này không được khấu trừ.

Trường hợp số thuế GTGT đầu vào phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh hàng hoá là mặt hàng nông sản như sắn lát kho, bắp, tấm, cám gạo chưa chế biến thành các sản phẩm khác chỉ qua sơ chế thông thường mà hoạt động này thuộc đối tượng quy định tại Khoản 5, Điều 5, TT 219/2013/TT-BTC, thì thuế GTGT đầu vào này được khấu trừ (quy định tại Khoản 11, Điều 14, TT 219/2013/TT-BTC): "Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 5, TT này (trừ Khoản 2, Khoản 3, Điều 5) được khấu trừ toàn bộ".

Về hoàn thuế:

Hàng hóa là sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt (diện không chịu thuế GTGT) khi xuất khẩu thì chịu thuế suất 0% và được hoàn thuế theo quy định tại Khoản 4, Điều 18, TT 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 3, Điều 1, TT 130/2016/TT-BTC, ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính), cụ thể:

 “Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.

Cơ sở kinh doanh trong tháng /quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.”

Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu Thủ tục thành lập hợp tác xã theo quy định năm 2022. Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

2. Thủ tục hoàn thuế xuất khẩu nông sản

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ như sau:

Hồ sơ hoàn thuế GTGT xuất khẩu nông sản:

  • Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước mẫu 01/ĐNHT (ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC).
  • Hợp đồng mua bán, gia công, tờ khai hải quan, chứng từ thanh toán qua ngân hàng…

Trình tự thực hiện:

Người nộp thuế được gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu chính (gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế).

  • Chi nhánh, đơn vị phụ thuộc của người nộp thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 và không phải là đơn vị kế toán lập báo cáo tài chính theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Kế toán số 88/2015/QH13, khi đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng phải có văn bản ủy quyền của doanh nghiệp trụ sở chính theo quy định của pháp luật về uỷ quyền.

3. Những câu hỏi thường gặp

3.1 Trường hợp nào được hoàn thuế xuất nhập khẩu?

  • Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế.
  • Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu.
  • Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu.
  • Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm.
  • Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.

3.2 Thuế xuất nhập khẩu được hoàn lại bao nhiêu?

Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam.

3.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về thủ tục hoàn thuế xuất khẩu nông sản không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về thủ tục hoàn thuế xuất khẩu nông sản uy tín, trọn gói cho khách hàng.

3.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về thủ tục hoàn thuế xuất khẩu nông sản của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trên đây là những chia sẻ của ACC về thủ tục hoàn thuế xuất khẩu nông sản. Nếu các bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi, ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!

Chúc các bạn kinh doanh thuận lợi!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (769 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo