Thủ tục đăng ký hợp đồng gia công hàng hoá

Gia công sản phẩm được xác định công việc tạo ra những sản phẩm hữu ích cho con người từ những nguyên vật liệu khác nhau. Khi thuê, đặt gia công, các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng gia công theo quy định. Trong bài viết này ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc thủ tục đăng ký hợp đồng gia công hàng hoá

Thủ Tục đăng Ký Hợp đồng Gia Công Hàng Hoá

Thủ tục đăng ký hợp đồng gia công hàng hoá

1. Hợp đồng gia công là gì?

Căn cứ Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng gia công như sau:

“Điều 542. Hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.”

Về đối tượng của hợp đồng gia công được quy định tại Điều 543 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

“Điều 543. Đối tượng của hợp đồng gia công

Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Theo đó, hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.

2. Thủ tục đăng ký hợp đồng gia công hàng hoá

Nhập thông tin hợp đồng

Từ menu "Loại hình / Gia công" chọn mục "Đăng ký hợp đồng gia công":

Khai Báo Hợp đồng Gia Công

Màn hình chức năng nhập và khai báo hợp đồng gia công hiên ra như sau:

Khai Báo Hợp đồng Gia Công

Doanh nghiệp tiến hành nhập vào các thông tin trên hợp đồng đã ký kết với đối tác sau đó nhấn nút "Ghi" để lưu lại thông tin.

Đối với phụ lục hợp đồng (danh sách nguyên phụ liệu, sản phẩm gia công, thiết bị, hàng mẫu) bạn nhấn vào các nút chức năng tương ứng để nhập. Nếu chưa có phụ lục, doanh nghiệp có thể khai báo trước thông tin hợp đồng lên Hải quan, sau đó tiến hành bổ sung phụ lục bằng cách mở phụ kiện (sẽ được hướng dẫn chi tiết ở phần sau)

Nhập danh sách nguyên phụ liệu:

Khai Báo Hợp đồng Gia Công

Bạn nhập đầy đủ thông tin danh sách nguyên phụ liệu với lưu ý đặt mã không nên đặt ký tự đặc biệt hoặc tiếng việt có dấu như: Đ, đ, @, !, >, <, %.....

Phần mềm hỗ trợ chức năng nhập từ file excel nếu bạn đã có sẵn danh sách nguyên phụ liệu trên file excel (lưu ý: chức năng nhập từ file excel hỗ trợ tất cả các mục nhập liệu trên phần mềm, chỗ nào có nhập liệu, chỗ đấy có chức năng nhập từ file excel). Bạn nhấn nút "Nhập từ excel" chức năng hiện ra như sau:

Khai Báo Hợp đồng Gia Công

Bạn chọn đến file excel chứa dữ liệu sau đó cấu hình các thông số về tên sheet, hàng đầu chứa dữ liệu và các trường tương ứng (tham khảo chi tiết tại mục nhập định mức từ excel)
Danh sách sản phẩm, thiết bị, hàng mẫu các bạn nhập tương tự như với nguyên phụ liệu.

Khai báo hợp đồng lên Hải quan

Sau khi nhập xong thông tin cho hợp đồng bạn tiến hành khai báo lên hệ thống Hải quan bằng cách nhấn nút "Khai báo"

Khai Báo Hợp đồng Gia Công

Lưu ý chữ ký số đã phải được cắm vào máy tính của bạn.

Doanh nghiệp khai báo và lấy phản hồi từ hải quan đến khi nhận được số tiếp nhận là hoàn tất việc khai báo HĐGC.

Trường hợp sau khi đã khai báo HĐGC, bạn muốn bổ sung, sửa hoặc hủy thông tin Phụ lục cho hợp đồng, bạn sử dụng chức năng Khai báo phụ kiện hợp đồng gia công để khai báo

3. Quy trình cấp Giấy phép gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài 

Quy trình cấp Giấy phép gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài theo Điều 38 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:

* Thương nhân Việt Nam được nhận gia công hàng hóa hợp pháp cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

* Đối với hàng hóa thuộc danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện, chỉ các thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định về sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó mới được gia công xuất khẩu cho nước ngoài.

* Đối với các mặt hàng nhập khẩu theo hình thức chỉ định thương nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc gia công hàng hóa thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

* Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cấp Giấy phép.

Theo đó, hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài thực hiện như sau:

- Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép gia công hàng hóa trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị cấp Giấy phép gia công hàng hóa, trong đó, nêu cụ thể các nội dung quy định tại Điều 39 Nghị định 69/2018/NĐ-CP (1 bản chính):

++ Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.

++ Tên, số lượng sản phẩm gia công.

++ Giá gia công.

++ Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.

++ Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.

++ Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có).

++ Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.

++ Địa điểm và thời gian giao hàng.

++ Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.

++ Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

+ Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh (nếu có): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương có văn bản trao đổi ý kiến với bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công Thương, bộ, cơ quan ngang bộ liên quan có văn bản trả lời Bộ Công Thương.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Trường hợp thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh mặt hàng nhận gia công cho thương nhân nước ngoài thì:

Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép cho thương nhân trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, không thực hiện việc trao đổi ý kiến với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan quy định tại điểm c khoản 3 Điều 38 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

- Trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy phép, cấp lại do mất, thất lạc Giấy phép, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấy phép cho thương nhân.

Trên đây là bài viết Thủ tục đăng ký hợp đồng gia công hàng hoá. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1196 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo