Thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền - Cập nhật 2023

Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng dân sự thông dụng theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Vậy Thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Hợp đồng ủy Quyền
Thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền - Cập nhật 2023

1. Khái niệm hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền phải được lập thành văn bản; nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định, thì hợp đồng uỷ quyền phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

Thời hạn ủy quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền, Bên được uỷ quyền thì được uỷ quyền lại cho người khác, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Việc uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vị uỷ quyền ban đầu.

Trong thực tế không phải bao giờ cá nhân hoặc pháp nhân cũng có thể trực tiếp tham gia vào quan hệ hợp đồng. Việc không tham gia trực tiếp có thể do nhiều lý do khác nhau hoặc khi đã tham gia vào một quan hệ hợp đồng nhất định nhưng không có điều kiện thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Vì vậy, pháp luật cho phép họ có thể ủy quyền cho người thứ ba, thay mặt mình giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Quan hệ ủy quyền giữa cá nhân với nhau thường mang tính chất tương trợ giúp đỡ trong những lúc cần thiết.

Ví dụ: Ủy quyền nhận tiền, quản lý tài sản... Trong những quan hệ đó, việc ủy quyền không mang tính chất đền bù. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, nhiều quan hệ ủy quyền mang tính đền bù. Có nghĩa là bên được ủy quyền sau khi hoàn thành một công việc do bên ủy quyền giao cho sẽ được nhận một khoản thù lao như thoả thuận hoặc do pháp luật quy định.

Hợp đồng ủy quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó, bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền. Bên uỷ quyền phải trả thù lao nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật quy định (Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015).

Trong quan hệ ủy quyền, người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một số hành vi nhất định làm phát sinh hậu quả pháp lý, liên quan đến quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng hoặc lợi ích của người đã ủy quyền. Vì vậy, đối tượng của ủy quyền là những hành vi pháp lý, những hành vi này không bị pháp luật cấm và không trái với đạo đức xã hội. Hành vi đó được thực hiện thông qua việc xác lập, thực hiện các giao dịch và các hành vi khác với mục đích đạt được những hậu quả pháp lý nhất định (ủy quyền quản lý tài sản).

Trên cơ sở hợp đồng ủy quyền, người được ủy quyền đại diện cho người ủy quyền thực hiện các hành vi pháp lý trong phạm vi thẩm quyền. Vì vậy, đại diện theo ủy quyền có hai mối quan hệ pháp lý cùng tồn tại.

Thứ nhất, quan hệ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền. Trong quan hệ này, người được ủy quyền có nghĩa vụ phải thực hiện các hành vi pháp lý trong phạm vi ủy quyền.

Thứ hai, quan hệ giữa người được ủy quyền với bên thứ ba của giao dịch. Người được ủy quyền với tư cách của người đã ủy quyền giao kết hoặc thực hiện các giao dịch dân sự với người thứ ba. Người được ủy quyền có những quyền và nghĩa vụ nhất định với người thứ ba của giao dịch.

Quan hệ ủy quyền có những đặc điểm khác biệt so với một số quan hệ tương tự như quan hệ gia công, dịch vụ. Trong những quan hệ này, bên làm gia công hoặc làm dịch vụ nhân danh mình thực hiện công việc vì lợi ích của chính mình. Mặt khác, trách nhiệm dân sự của hợp đồng dịch vụ, gia công là trách nhiệm của chính bên nhận làm dịch vụ, gia công...

2. Thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền

Công chứng Hợp đồng ủy quyền

Do tính chất phổ biến của việc lập và công chứng Hợp đổng ủy quyền theo thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đổng, tác giả sẽ cung cấp các quy định cụ thể về trình tự thực hiện việc công chứng Hợp đổng ủy quyền. Theo đó, nếu bạn có ý định lập và công chứng Hợp đổng ủy quyền, bạn cần phải thực hiện theo trình tự thủ tục như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nội dung thỏa thuận trong Hợp đổng ủy quyền. Trước khi lập Hợp đồng thỏa thuận, các bên tham gia hợp đổng nên thỏa thuận kỹ với nhau về nội dung của Hợp đồng ủy quyền, trong đó cẩn thiết phải có các nội dung bao gồm thông tin xác định tư cách của các bên tham gia việc ủy quyền (bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ), công việc được ủy quyền, thù lao (nếu có), thời hạn ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên và các nội dung khác có liên quan. Bạn cẩn lưu ý, những vấn để khác có liên quan nếu không được thỏa thuận trong Hợp đổng ủy quyển thi sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ công chứng Hợp đổng ủy quyền.

Để công chứng Hợp đổng ủy quyền, bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ như sau:

- Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu).

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy mẫu Phiếu yêu cầu này trên hệ thống thông tin điện tử hoặc nhận trực tiếp tại các phòng công chứng/văn phòng công chứng gần nơi cư trú hoặc nơi khác thuận tiện cho bạn nhất.

- Dự thảo Hợp đồng ủy quyền.

Bạn có thể chuẩn bị trước dự thảo Hợp đồng ủy quyền hoặc bạn hoàn toàn có thể yêu cẩu phòng công chứng/văn phòng công chứng nơi bạn lựa chọn để công chứng Hợp đổng ủy quyền soạn thảo nội dung thỏa thuận theo yêu cầu của bạn, miễn là đầy đủ các nội dung cần thiết.

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng.

Bản sao giấy tờ tùy thân được yêu cầu ở đây có thể là bản sao giấy CMND/thẻ căn cước công dần hoặc hộ chiếu. Bản sao này không cần chứng thực, tuy nhiên, khi nộp hồ sơ, bạn nhớ mang theo bản chính để đối chiếu.

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp nội dung công việc ủy quyền có liên quan đến các tài sản này.

Tương tự, bản sao này cũng không cần chứng thực, tuy nhiên, khi nộp hồ sơ, bạn nhớ mang theo bản chính để đối chiếu.

- Bản sao các giấy tờ khác có liên quan đến công việc được ủy quyền.

Các bản sao này củng không cần chứng thực, tuy nhiên, khi nộp hổ sơ, bạn nhớ mang theo bản chính để đối chiếu.

Bước 3: Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng Hợp đồng ủy quyển.

Quy định pháp luật hiện tại không quy định vể nơi thực hiện việc công chứng hợp đổng ủy quyển, do đó, việc công chứng có thể được thực hiện tại bất kỳ nơi nào. Để thuận tiện cho bạn, việc công chứng có thể được thực hiện tại nơi bạn cư trú.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn việc công chứng tại Phòng công chứng hoặc Van phòng công chứng tùy theo yêu cầu của mình.

Bước 4: Ký kết Hợp đồng ủy quyền.

Sau khi đọc lại hoặc yêu cẩu Công chứng viên đọc lại nội dung của Hợp đổng ủy quyển, bạn và người cùng tham gia hợp đồng phải ký tên trực tiếp trên Hợp đồng ủy quyển dưới sự chứng kiến của những người này. Trong trường hợp không thể ký và ghi rõ họ tên, bạn có thể yêu cầu được điểm chỉ trong văn bản thỏa thuận.

Ngoài ra, trong trường hợp bạn hoặc người sẽ trở thành vợ, chồng của bạn không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được thì sẽ phải có hai người làm chứng cho việc thỏa thuận này. Người làm chứng phải có đầy đủ năng lực hành vi dần sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc thỏa thuận. Người làm chứng cũng cần phải ký tên và ghi rõ họ tên trong văn bản thỏa thuận.

Lưu ý: Để tránh mất thời gian của bạn, trong trường hợp cần người làm chứng, bạn nên chủ động mời người sẽ làm chứng cho văn bản thỏa thuận giữa bạn và người sẽ trở thành vợ/chồng của bạn. Người làm chứng cẩn mang theo giấy tờ tùy thân (Giấy CMND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu) bản sao và bản chính để xuất trình đối chiếu khi được yêu cẩu.

Bên cạnh đó, nếu bạn hoặc người sẽ trở thành vợ/chổng của bạn không thông thạo tiếng Việt thì bạn hoặc người sẽ trở thành vợ/ chồng của bạn cần thiết phải chuẩn bị cho bản thân một người phiên dịch phải có đầy đủ năng lực hành vi dần sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc thỏa thuận. Người phiên dịch này cũng cần phải ký tên và ghi rõ họ tên trong văn bản thỏa thuận.

Trong trường hợp bạn và người cùng tham gia hợp đổng không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng) thì bạn có thể yêu cầu tổ chức hành nghể công chứng nơi bạn cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; người cùng tham gia hợp đồng sẽ yêu cẩu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đổng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Sửa đổi hoặc bổ sung hoặc chấm dứt Hợp đồng ủy quyển

Vì Hợp đồng ủy quyển là một giao dịch về dân sự do các bên hoàn toàn tự do và tự nguyện thực hiện, chính vì vậy, các bên cũng hoàn toàn có quyền thỏa thuận với nhau để sửa đổi hoặc bổ sung hoặc chấm dứt Hợp đồng ủy quyền này.

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng uỷ quyền tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 565 đến Điều 568 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng uỷ quyền tại Việt Nam như sau:

Đối với bên được uỷ quyền:

– Quyền của bên được uỷ quyền

  • Yêu cầu bên uỷ quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc uỷ quyền.
  • Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc uỷ quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

– Nghĩa vụ của bên được uỷ quyền

  • Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công việc đó.
  • Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền.
  • Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ quyền.
  • Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền.
  • Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.

Đối với bên uỷ quyền:

– Quyền của bên uỷ quyền:

  • Yêu cầu bên được uỷ quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc uỷ quyền.
  • Yêu cầu bên được uỷ quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc uỷ quyền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  • Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được uỷ quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.

– Nghĩa vụ của bên uỷ quyền:

  • Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được uỷ quyền thực hiện công việc.
  • Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ quyền.
  • Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được uỷ quyền; trả thù lao cho bên được uỷ quyền, nếu có thoả thuận về việc trả thù lao.

4. Một số trường hợp không được ủy quyền tại Việt Nam

Theo quy định của pháp luật những trường hợp sau đây không được ủy quyền:

– Đăng ký kết hôn (theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014)

– Ly hôn. Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng, trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và Gia đình thì họ là người đại diện. (theo quy định thoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

– Công chứng di chúc của mình (theo quy định tại Điều 56 Luật Công chứng 2014).

– Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng. (theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN)

– Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc. Người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền đối lập với quyền, lợi ích của người ủy quyền. (theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

– Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền. Nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho đương sự khác mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc. (theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Trên đây là Thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền - Cập nhật 2023 mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (282 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo