Thủ tục bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư

Thủ tục bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một thủ tục khó đòi hỏi bạn phải nắm được chắc quy định của pháp luật. Để giải đáp các thắc mắc của khách hàng mời bạn đọc bài viết dưới đây để biết thêm về thủ tục này. Bài viết này được cung cấp bởi công ty luật ACC-Đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín và chuyên nghiệp. Mời các bạn tham khảo!

Thủ tục bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư
Thủ tục bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư

1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư do Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp và điều chỉnh. Mục đích cá nhân và tổ chức nước ngoài xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để được đầu tư hợp pháp tại Việt Nam.

>>> Để tìm hiểu thêm về Giấy chứng nhận Đầu tư nước ngoài là gì?, mời các bạn tham khảo tiếp thông tin dưới đây: Giấy chứng nhận Đầu tư nước ngoài

2. Tại sao phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trên giấy chứng nhận đầu tư ?

- Theo quy định tại Điều 40 Luật đầu tư 2020 thì nội dung thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm những thông tin như sau:

Điều 40. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1. Tên dự án đầu tư.

2. Nhà đầu tư.

3. Mã số dự án đầu tư.

4. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.

5. Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.

6. Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).

7. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

8. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:

a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;

b) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.

9. Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).

10. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).

Như vậy, trong các mục thông tin có trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì có mục về mục tiêu dự án đầu tư và trong mục tiêu của dự án đầu tư có thông tin về lĩnh vực hoạt động hay chính là ngành nghề hoạt động của dự án đầu tư. Nghĩa là nếu có việc bổ sungvề ngành nghề trên giấy chứng nhận đầu tư thì bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trên giấy chứng nhận đầu tư để đảm bảo giấy chứng nhận đầu tư ghi nhận đúng thông tin mà dự án đầu tư đang hoạt động.

3. Không thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trên giấy chứng nhận đầu tư có bị xử phạt không?

Hành vi không thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 49 Nghị định 122/2021/NĐ-CP với mức phạt như sau:

- Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 01 ngày đến 10 ngày.

- Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 11 ngày đến 30 ngày.

- Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 31 ngày đến 90 ngày.

- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 91 ngày trở lên.

- Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi không thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Như vậy, khi doanh nghiệp thay đổi ngành nghề kinh doanh phải thực hiện việc thông báo thay đổi. Nếu không thực hiện việc thông báo thì có thể bị xử phạt hành chính đến 30 triệu đồng.

4. Điều kiện khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trên giấy chứng nhận đầu tư

- Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

- Ngành nghề kinh doanh phải căn cứ vào quy hoạch khu vực xem có phù hợp với quy hoạch và chính sách của địa phương không. Tức là trước khi chọn ngành nghề kinh doanh phải xem ngành nghề đó có được phép hoạt động trên diện tích đất dự kiến hoạt động sản xuất, kinh doanh ở đó không.

- Ngành nghề kinh doanh xem có phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể là: Quốc hội; Thủ tướng chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu thuộc đối tượng phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư thì phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trên giấy chứng nhận đầu tư.

- Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng có giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp vì khi thực hiện bổ sung ngành nghề trên giấy chứng nhận đầu tư cơ quan nhà nước sẽ tiến hành thu hồi lại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp trước đây để cấp ra một giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới có bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh được bổ sung.

- Có hồ sơ hợp lệ để nộp lên cơ quan nhà nước theo quy định.

>>> Để hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, mời các bạn xem thêm bài viết tại đây: Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.

5. Quy định về thủ tục thay đổi ngành nghề công ty vốn đầu tư nước ngoài

  • Đối với các dự án thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Trường hợp đề xuất của nhà đầu tư về việc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Trong trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì khi có thay đổi mục tiêu dự án đầu tư, doanh nghiệp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện theo quy định của Luật đầu tư 2020 tương ứng với nội dung điều chỉnh.

>>> Để tìm hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

6. Hồ sơ đăng ký thay đổi ngành nghề trên Giấy chứng nhận đầu tư

  • Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu
  • Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
  • Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư;
  • Giải trình lý do điều chỉnh mục tiêu, dự án đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư trong đó có bao gồm mục tiêu dự án đầu tư;
  • Văn bản ủy quyền (trong trường hợp người nộp hồ sơ không đồng thời là nhà đầu tư).

7. Quy trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trên Giấy chứng nhận đầu tư

Bước 1: Thực hiện thủ tục điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư

Bước 2: Thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trên giấy chứng nhận đầu tư

 Hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư;

- Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

- Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư;

- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

- Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp;

- Báo cáo tài chính của 2 năm gần nhất có kiểm toán;

- Chủ trương đầu tư hoặc văn bản điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư  nếu thuộc đối tượng phải xon chấp thuận chủ trương đầu tư;

- Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và giấy tờ tùy thân của người đi nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước

Thẩm quyền thực hiện:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau:

+ Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

+ Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;

+  Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:

+ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng trong khu kinh tế;

+ Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Thời hạn:

Hồ sơ được nộp tại Cơ quan đăng ký đầu tư nơi đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư và trong thời hạn 10 ngày làm việc, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

Bước 3: Thông báo bổ sung ngành nghề trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Thành phần hồ sơ:

- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

- Biên bản họp về việc thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của công ty

- Quyết định về việc thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của công ty;

- Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư.

- Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước kèm theo Giấy tờ tùy thân: CMND/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu của người nộp hồ sơ.

 Thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp:

Doanh nghiệp nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Sau khi nhận được hồ sơ, Sở Kế hoạch- Đầu tư thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trong thời gian 03-05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch- Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Lưu ý: Sau khi được cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì công ty phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

8. Thủ tục bổ sung ngành nghề trong Giấy chứng nhận đầu tư

Hồ sơ bổ sung ngành nghề trong Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:

Văn bản điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Bổ sung thêm mục tiêu dự án đầu tư;

Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư tính đến thời điểm quyết định điều chỉnh;

Quyết định về việc bổ sung thêm mục tiêu dự án đầu tư, do các nhà đầu tư ký;

Báo cáo tài chính kiểm toán của doanh nghiệp tại Việt Nam;

Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư trong trường hợp mục tiêu bổ sung yêu cầu chứng minh khả năng tài chính của nhà đầu tư.

9. Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đầu tư

Bước 1: Xác định nội dung điều chỉnh trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 2:  Chuẩn bị hồ sơ cho việc điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư theo quy định

Bước 3:  Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc ban quản lý khu công nghiệp

Bước 4:  Phòng Đăng ký đầu tư tiếp nhận và thẩm định hồ sơ

Bước 5: Nhận kết quả hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

10. Thủ tục bổ sung ngành nghề khu công nghiệp

Bước 1: Nghiên cứu và Đánh giá

Nghiên cứu thị trường: Xác định nhu cầu thị trường cho ngành nghề muốn bổ sung vào khu công nghiệp.

Đánh giá tiềm năng: Xem xét khả năng phát triển của ngành nghề trong khu vực.

Bước 2: Liên hệ và Phối hợp

Liên hệ cơ quan chức năng: Gặp gỡ các cơ quan chức năng, địa phương để thảo luận về việc bổ sung ngành nghề.

Phối hợp với chủ đầu tư: Nếu bạn là chủ đầu tư khu công nghiệp, cần phối hợp với các bên liên quan để đưa ra đề xuất và kế hoạch cụ thể.

Bước 3: Xem xét Pháp lý

Đáp ứng quy định: Kiểm tra các quy định và quy chuẩn của pháp luật liên quan đến việc bổ sung ngành nghề mới.

Thu thập và chuẩn bị tài liệu: Thu thập các tài liệu cần thiết cho việc đề xuất, bao gồm các bản vẽ kỹ thuật, kế hoạch sản xuất, v.v.

Bước 4: Đề xuất và Thẩm định

Đề xuất chính thức: Đệ trình đề xuất bổ sung ngành nghề mới vào khu công nghiệp cho các cơ quan chức năng.

Thẩm định và xem xét: Các cơ quan chức năng sẽ thẩm định đề xuất dựa trên các tiêu chí như môi trường, an toàn, tiềm năng phát triển, v.v.

Bước 5: Phê duyệt và Thực hiện

Phê duyệt đề xuất: Nếu đề xuất được chấp thuận, tiến hành các thủ tục phê duyệt chính thức.

Thực hiện kế hoạch: Bắt đầu triển khai kế hoạch bổ sung ngành nghề, bao gồm cả xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư và các hoạt động liên quan.

Bước 6: Đánh giá và Theo dõi

Đánh giá hiệu quả: Đánh giá hiệu quả của ngành nghề mới sau một thời gian hoạt động.

Theo dõi và điều chỉnh: Theo dõi và thực hiện điều chỉnh nếu cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả.

11. Dịch vụ bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư của Công ty Luật ACC

1. Chuyên môn và Kinh nghiệm
ACC đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục, quy trình pháp lý cũng như quy định cụ thể về bổ sung ngành nghề. ACC có thể cung cấp sự hỗ trợ chuyên nghiệp dựa trên kinh nghiệm thực tế.

2. Đúng Quy định pháp luật
ACC luôn cập nhật và hiểu rõ về các quy định, điều luật liên quan đến việc bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư. Điều này giúp tránh được các rủi ro pháp lý và đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định.

3. Tối ưu Hóa Quy Trình
Giúp tối ưu hóa quy trình, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Họ biết cách điều chỉnh và hoàn thiện hồ sơ, đáp ứng yêu cầu của cơ quan chức năng.

4. Giải quyết Vấn đề Phức tạp
Các vấn đề có thể phức tạp trong quá trình bổ sung ngành nghề có thể được giải quyết bởi những chuyên gia có kinh nghiệm. ACC có khả năng đối phó với các tình huống đặc biệt, khó khăn trong quá trình làm việc.

5. Dịch vụ nhanh chóng

Nhờ mạng lưới và mối quan hệ trong ngành, các đơn vị dịch vụ thường có khả năng tiếp cận thông tin và hỗ trợ từ các tổ chức, cơ quan chức năng cần thiết để xin cấp giấy chứng nhận đầu tư một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Trên đây là các thông tin liên quan đến bổ sung ngành nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu các bạn có thắc mắc nào hoặc câu hỏi nào cần giải đáp hãy liên hệ với ACC để được hỗ trợ. Tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp ACC luôn giải đáp các thắc mắc của bạn.

12. Câu hỏi thường gặp

Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư có bắt buộc không?

Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Do đó khi thay đổi các nội dung của Dự án đầu tư phải thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp không thực hiện điều chỉnh dự án đầu tư có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. (Nghị định 50/2016/NĐ-CP).

Thay đổi tên nhà đầu tư có cần điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư không?

Theo quy định tại Điều 47 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì trường hợp thay đổi tên nhà đầu tư cần phải làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.

Khi nào phải làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Theo quy định tại điều 41 Luật đầu tư 2020, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư mất thời gian bao lâu?

Theo quy định luật đầu tư 2020, thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh là 10 ngày làm việc kể từ khi cơ quan đăng ký đầu tư nhận được hồ sơ hợp lệ.  (Trừ trường hợp thay đổi tên dự án, thay đổi tên nhà đầu tư là 03 ngày làm việc)

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (337 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo