Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quản lý hoạt động vận tải

Những năm gần đây, hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là loại hình vận tải qua các phần mềm ứng dụng. Bên cạnh sự phát triển của các hoạt động vận tải bằng đường bộ, các vụ tai nạn giao thông và quản lý các phương tiện vận tải đường bộ cũng như các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Nhằm góp phần nâng cao ý thức tự giác của người dân trong việc chấp hành pháp luật về giao thông, và tổ chức, quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải bằng xe ô tô hiện nay, ngày 29/5/2020, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Bài viết sau đây của ACC sẽ điểm qua một số điểm quan trọng của thông tư 12 về kinh doanh vận tải.

Luat Sua Doi Luat Dau Tu Doanh Nghiep Nha O 2601105852

Thông tư 12 về kinh doanh vận tải

1. Thông tư 12 về kinh doanh vận tải là gì?

Thông tư 12 về kinh doanh vận tải tên gọi đầy đủ là Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT do Bộ giao thông vận tải ban hành và có hiệu lực từ ngày 15/7/2020, bãi bỏ các Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; Thông tư số 92/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quy trình lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô; Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô.

2. Một số điểm mới của Thông tư 12 về kinh doanh vận tải

2.1. Thông tư 12 về kinh doanh vận tải quy định chi tiết về quy trình đảm bảo an toàn giao thông

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 12 quy trình đảm bảo an toàn giao thông phải đảm bảo theo trình tự các bước và nội dung tối thiểu như sau:

Trước khi giao nhiệm vụ vận chuyển mới cho người lái xe, Bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông tại đơn vị kinh doanh vận tải phải tổng hợp phân tích dữ liệu hoạt động của từng phương tiện vận chuyển và chấn chỉnh, nhắc nhở, xử lý trường hợp vi phạm. Đồng thời bộ phận quản lý phải đảm bảo thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lái xe.

Trước khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải hoặc cán bộ quản lý của đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe phải thực hiện kiểm tra giấy phép người lái xe, chứng nhận kiểm định an toàn, giấy chứng nhận đăng ký xe, kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy của người lái xe.

Sau khi được giao nhiệm vụ và trước khi cho xe khởi hành, người lái xe được giao nhiệm vụ vận chuyển phải thực hiện kiểm tra đảm bảo tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện với các hạng mục: camera giám sát, hệ thống lái, bánh xe, hệ thống phanh, đèn, còi và thông tin niêm yết trên xe.

Trước khi cho xe khởi hành thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, người lái xe nhận nhiệm vụ phải sử dụng thẻ nhận dạng người lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe.

2.2. Thông tư 12 quy định cụ thể các tiêu chí để quản lý người lái xe kinh doanh vận tải hành khách

Các tiêu chí này bao gồm:

- Sử dụng người lái xe để điều khiển xe khách có giường nằm hai tầng đảm bảo có kinh nghiệm;

- Lập, cập nhật đầy đủ quá trình hoạt động của lái xe vào lý lịch hành nghề người lái xe hoặc phần mềm quản lý lái xe với các thông tin tối thiểu;

- Kết nối, cập nhật dữ liệu lý lịch hành nghề người lái xe thông qua phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);

- Đảm bảo việc người lái xe thực hiện đúng quy định về thời gian làm việc trong ngày, thời gian người lái xe liên tục và thời gian nghỉ theo quy định tại khoản 4 Điều 11 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, theo đó, thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục như sau:  

  • Đối với lái xe taxi, xe buýt nội tỉnh tối thiểu là 05 phút;
  • Đối với lái xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt liên tỉnh, xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng, xe ô tô vận tải khách du lịch, xe ô tô vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe ô tô vận tải hàng hóa tối thiểu là 15 phút.

Trên đây là một số điểm quan trọng của thông tư 12 về kinh doanh vận tải. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: accgroup.vn.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (585 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo