Thời hạn thanh lý hợp đồng gia công theo quy định hiện hành

Gia công sản phẩm được xác định công việc tạo ra những sản phẩm hữu ích cho con người từ những nguyên vật liệu khác nhau. Khi thuê, đặt gia công, các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng gia công theo quy định. Trong bài viết này ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định về thời hạn thanh lý hợp đồng gia công.

Thời Hạn Thanh Lý Hợp đồng Gia Công Theo Quy định Hiện Hành

Thời hạn thanh lý hợp đồng gia công theo quy định hiện hành

1. Hợp đồng gia công là gì?

Căn cứ Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng gia công như sau:

“Điều 542. Hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.”

Về đối tượng của hợp đồng gia công được quy định tại Điều 543 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

“Điều 543. Đối tượng của hợp đồng gia công

Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Theo đó, hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.

2. Thanh lý hợp đồng gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài

Thanh lý hợp đồng gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài được thực hiện theo quy định như sau:

+ Căn cứ để thanh lý hợp đồng gia công là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu, lượng sản phẩm xuất khẩu theo định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, định mức tiêu hao vật tư và tỷ lệ hao hụt đã được thỏa thuận tại hợp đồng gia công.

+ Căn cứ để thanh khoản hợp đồng gia công là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tái xuất, lượng sản phẩm xuất khẩu theo định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, định mức tiêu hao vật tư và tỷ lệ hao hụt phù hợp với thực tế thực hiện hợp đồng.

Tại Điều 40 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định về định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư như sau:

“1. Định mức sử dụng, tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư do các bên thỏa thuận trong hợp đồng gia công, có tính đến các định mức, tỷ lệ hao hụt được hình thành trong các ngành sản xuất, gia công có liên quan của Việt Nam tại thời điểm ký hợp đồng.

2. Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nhận gia công trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu vào đúng mục đích gia công và tính chính xác của định mức sử dụng, tiêu hao và tỷ lệ hao hụt của nguyên phụ liệu gia công.”

+ Máy móc, thiết bị thuê, mượn theo hợp đồng; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu, phế thải được xử lý theo thỏa thuận của hợp đồng gia công nhưng phải phù hợp với luật pháp Việt Nam.

+ Việc tiêu hủy các phế liệu, phế phẩm, phế thải (nếu có) chỉ được phép thực hiện sau khi có văn bản cho phép của Sở Tài nguyên - Môi trường và phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan. Trường hợp không được phép hủy tại Việt Nam thì phải tái xuất theo chỉ định của bên đặt gia công.

+ Việc tặng máy móc thiết bị, nguyên, phụ liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm được quy định như sau:

+ Bên đặt gia công phải có văn bản tặng, biếu.

+ Bên được tặng, biếu phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định về nhập khẩu; phải nộp thuế nhập khẩu, thuế khác (nếu có) và đăng ký tài sản theo quy định hiện hành.

+ Phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức sử dụng, tỷ lệ hao hụt nếu thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu thì không phải làm thủ tục hải quan; được miễn thuế nhập khẩu; phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Về thủ tục hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu: Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan và nghĩa vụ tài chính đối với hàng gia công xuất khẩu và theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến hợp đồng gia công.

3. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng gia công

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

—o0o—

THANH LÝ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG

Số: ……./TLHĐ

Căn cứ ……..

Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm …….

1. BÊN NHẬN GIA CÔNG

CÔNG TY…….

Địa chỉ: ……

 

Số điện thoại: ….. Mã số thuế: …..

Đại diện: ……  Chức vụ: …..

(Sau đây gọi là bên A)

2. BÊN GIAO GIA CÔNG

CÔNG TY ……

Địa chỉ: ……

Số điện thoại: ……. Mã số thuế: …..

Đại diện: ……  Chức vụ: ……

 

(Sau đây gọi là bên B)

Sau khi bàn bạc, hai bên thỏa thuận đồng ý thanh lý hợp đồng gia công số ….. ký ngày …… như sau:

Bên B đã giao cho bên A số lượng nguyên vật liệu:

Tên nguyên vật liệu: …..  Số lượng: …..

Bên A đã hoàn thành theo đúng yêu cầu và bàn giao cho bên B số lượng thành phẩm:

Tên thành phẩm: …..  Số lượng: ……

Số lượng nguyên bật liệu còn thừa sau khi gia công là: ….

Bên A xuất hóa đơn GTGT số ….. ngày ….. cho bên B trị giá:

 

Tổng tiền hàng: ….

Thuế GTGT: …….

Tổng thanh toán: ….

(Viết bằng chữ: ….. )

Bên B thanh toán cho bên A số tiền ……bằng ….. trong …

Thanh lý hợp đồng này được lập thành 04 (bốn) bản gốc, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B

Trên đây là bài viết Thời hạn thanh lý hợp đồng gia công theo quy định hiện hành. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (412 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo