Nguyên tắc tự do thỏa thuận
Căn cứ Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nguyên tắc tự do ý chí như sau:
“Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”.
Nguyên tắc tự do thỏa thuận được hiểu là các bên chủ thể của hợp đồng có quyền tự do đưa ra các yêu cầu của mình và tự do chấp nhận đề nghị của đối tác mà không có quyền ép buộc giữa các bên.
Một người có quyền tự do thỏa thuận đồng nghĩa với việc người đó có quyền tự do giao kết hợp đồng cũng nghĩa là tự do quyết định mình sẽ bị ràng buộc như thế nào. Và một khi đã tuyên bố ý chí về sự tự ràng buộc thì người đó không còn được tự do thực hiện nghĩa vụ nữa, mà sẽ bị cưỡng chế thực hiện.
Nội dung của thỏa thuận
Nội dung của bản thỏa thuận là do hai bên cùng tiến hành trao đổi, đề bật, đưa ra các điều khoản rồi cùng tiến hành kí kết và tuân thủ theo, thực hiện theo những gì các bên đã cam kết trong bản thỏa thuận. Biên bản thỏa thuận có nội dung ghi nhận quá trình các bên tiến hành trao đổi, thống nhất về nội dung để đảm bảo thực hiện mục đích của việc thỏa thuận.
2. Thỏa thuận tài sản riêng là gì
Căn cứ Điều 43, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng như sau:
“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
Khoản 2 Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:
Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật
Do đó, khi muốn chuyển từ tài sản chung vợ chồng sang tài sản riêng của vợ hoặc của chồng thì phải lập thành văn bản và văn bản này có thể được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Văn bản thỏa thuận tài sản riêng là thỏa thuận của vợ chồng trong đó một bên được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản dựa trên sự cam kết của người kia. Như vậy có thể thấy đối với những tài sản không xác định được là tài sản chung (theo quy định tại Điều 33) hay tài sản riêng (theo quy định tại Điều 43) thì khi muốn chứng minh đó là tài sản riêng cần có văn bản thỏa thuận tài sản riêng của vợ chồng.
Những vấn đề về chia tài sản vợ chồng sẽ được thể hiện qua văn bản thỏa thuận tài sản riêng là sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng trong đó ghi nhận những nội dung sau đây:
- Tài sản thỏa thuận;
- Nội dung thỏa thuận;
- Cam kết của các bên;
- Chữ ký của hai vợ chồng.
Điều 39 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, theo đó thời điểm có hiệu lực của văn bản phân chia tài sản sẽ được quy định như sau:
- Thời điểm có hiệu lực của văn bản phân chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
- Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định. (Ví dụ trong trường hợp văn bản phải công chứng thì văn bản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng).
- Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Thỏa thuận tài sản riêng do ACC cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung bài viết, Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://accgroup.vn/ để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.
Phản hồi (0)