Trong giao dịch dân sự khái niệm hợp đồng và bản thỏa thuận có rất nhiều điểm tương đồng với nhau, tuy nhiên trên thực tế đây lại là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Hợp đồng thỏa thuận là gì? Sự khác nhau giữa hợp đồng thỏa thuận và biên bản thỏa thuận là gì? không phải ai cũng nắm rõ, các cá nhân tổ chức lưu ý phân biệt để công việc được thuận lợi tránh các trường hợp mâu thuẫn và xảy ra tranh chấp. Khái niệm của hợp đồng và bản thỏa thuận? Mặt hình thức của hợp đồng và bản thỏa thuận? Mặt nội dung hợp đồng và bản thỏa thuận? Trình tự các bước thực hiện? Thỏa thuận dịch vụ pháp lý là gì? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này.

Thoa Thuan

thỏa thuận dịch vụ

1. Hợp đồng dịch vụ pháp lý là gì?

Hợp đồng dịch vụ pháp lý là sự thỏa thuận giữa bên cung ứng dịch vụ pháp lý và bên sử dụng dịch vụ, theo đó bên cung ứng dịch vụ pháp lý thực hiện công việc theo yêu cầu, còn bên sử dụng dịch vụ phải thanh toán tiền dịch vụ tương ứng với công việc mà các ben đã thỏa thuận trong hợp đồng.

2. Phân loại hợp đồng dịch vụ pháp lý

2.1. Phân loại trên cơ sở chủ thể thực hiện dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ pháp lý mà bên cung ứng dịch vụ là Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân:

ĐỐi với Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân thì theo quy định tại Điều 49 Luật Luật sư, Luật sư chỉ cung cấp dịch vụ pháp lý cho duy nhất cơ quan, tổ chức không phải tổ chức hành nghề luật sư mà giữa cơ quan, tổ chức đó với luật sư có giao kết hợp đồng lao động. Theo đó, các dịch vụ pháp lý mà luật sư cung cấp được thỏa thuận rõ trong hợp đồng lao động của luật sư với cơ quan, tổ chức. Và ngoài cơ quan, tổ chức mà luật sư ký kết hợp đồng lao động thì luật sư không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho bất kỳ chủ thể nào khác.

Hợp đồng dịch vụ pháp lý mà bên cung ứng dịch vụ là tổ chức hành nghề luật sư

Hầu hết các hợp đồng dịch vụ pháp lý hiện nay đều do tổ chức hành nghề luật sư đứng tên ký kết với khách hàng và cung cấp dịch vụ pháp lý cho kahcsh hàng. Hiện nay, tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam có hai hình thức chính là Văn phòng luật sư và Công ty luật. Đối với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hoạt động dưới các hình thức đó là Chi  nhánh công ty luật nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài và công ty Luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh. Khác với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư được cung cấp dịch vụ pháp lý cho bất kỳ chủ thể nào trong xã hội. Tổ chức hành nghề luật sư có đội ngũ luật sư thành viên, làm việc theo hợp đồng hoặc luật sư cộng sự (hợp tác). Trên cơ sở ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư có thể tự mình hoặc cử luật sư trong cùng tổ chức thực hiện công việc cho khách hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, theo quy định của Nghị định 82/2020/NĐ-CP, Luật sư không được ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng mà không thông qua tổ chức hành nghề luật sư hoặc không có văn bản ủy quyền của tổ chức hành nghề luật sư (điểm g khoản 3 Điều 6).

2.2. Phân loại căn cứ hình thức xác lập

Hợp đồng dịch vụ pháp lý được giao kết bằng văn bản

Hiện nay, các hợp đồng dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành nghề luật sư được thể hiện chủ yếu dưới dạng văn bản dể bên cung ứng dịch vụ pháp lý và bên sử dụng dịch vụ pháp lý có thể thỏa thuận và ghi nhận rõ các điều khoản trong hợp đồng. Đồng thời khi một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ thì hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản là căn cứ rõ ràng để các bên có thể xác định trách nhiệm, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ gây ra. Nếu có xảy ra tranh chấp giữa luật sư và khách hàng mà phải giải quyết tại tòa án thì hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản là nguồn chứng cứ quan trọng có giá trị chứng minh để tòa án xác minh giải quyết theo yêu cầu của đương sự.

Hợp đồng dịch vụ pháp lý được giao kết bằng lời nói

Đối với trường hợp dịch vụ phap slys được cung cấp bởi các chủ thể không phải là luật sư, tổ chức hành nghề luật sư thì việc cung cấp dịch vụ pháp lý có thể được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận của các bên bằng lời nói hoặc bằng văn bản, miễn là thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật. Còn trong lĩnh vực hành nghề luật sư thì hợp đồng dịch vụ pháp lý chỉ có thể giao kết bằng văn bản (Điều 26 Luật Luật sư 2006) kể cả trường hợp vụ việc có mức thù lao dưới 200.000 đồng mặc dù không phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý nhưng vẫn phải lập phiểu thỏa thuận thực hiện dịch vụ pháp lý là văn bản (khoản 3 Điều 5 Thông tư 17/2011/TT-BTP - hết hiệu lực 10/8/2021).

2.3. Phân loại căn cứ phạm vi thực hiện dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ pháp lý ngoài tố tụng.

Dịch vụ pháp lý ngoài tố tụng là dịch vụ cung cấp công việc có liên quan đến pháp luật được giải quyết không qua thủ tục tố tụng tại Tòa án. Các hợp dồng dịch vụ pháp lý ngoài tố tụng của luật sư bao gồm:

+ Hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật: Hợp đồng tư vấn pháp luật là hợ đồng mà theo đó, Luật sư bằng năng lực và kinh nghiệm của mình, tư vấn pháp luật cho khách hàng trong tất cả lĩnh vực pháp luật bằng cách đưa ra hướng dẫn, ý kiến và/hoặc giúp đỡ khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của khách hàng (Điều 28 Luật luật sư). Có thể nói tư vấn pháp luật là công việc mà luật sư luôn phải tiến hành khi tiếp nhận bất cứ vụ việc nào (kể cả tham gia tố tụng) nhằm phân tích cho khách hàng hiểu tính chất của vụ việc và quy định của pháp luật điều chỉnh, đồng thời nêu ra giải pháp hoặc các công việc cần thiết mà khách hàng cần phải làm để giải quyết vụ việc. Các ý kiến tư vấn về pháp luật của luật sư phải có tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế trên cơ sở bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng và đồng thời luật sư phải chịu trách nhiệm về các tư vấn của mình. TRên thực tế, loại hợp đồng này thường được các tổ chức hành nghề luật sư ký với khách hàng có tên gọi "Hợp đồng dịch vụ pháp lý - Về việc tư vấn pháp luật" nghĩa là sau khi các ben ký kết hợp đồng, khách hàng có thể yêu cầu luật sư tư vấn pháp luật đối với bất cứ vấn đề pháp lý nào và vào bất cứ thời gian nào (theo thỏa thuận) trong khoảng thời gian mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý (1 tháng, 1 năm...), phương thức tư vấn của luật sư có thể thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi trực tiếp thực hiện công việc. Có thể thấy, hợp đồng tư vấn pháp luật là loại hợp dồng phổ biến nhất và được khách hàng yêu cầu giao kết nhiều bởi việc tư vấn pháp luật của Luật sư sẽ nhằm thỏa mãn ngay nhu cầu được hỗ trợ về pháp luật của khách hàng.

Hợp đồng đại diện ngoài tố tụng

Đại diện ngoài tố tụng là việc Luật sư đại diện cho khách hàng để giải quyết các công việc liên quan đến việc mà luật sư đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý theo sự phân công của cơ quan, tổ chức nơi luật sư hành nghề với tư cách các nhân làm việc theo hợp đồng lao động (Điều 29 Luật luật sư). Hợp đồng đại diện ngoài tố tụng là hợp đồng được xác lập trên sự thỏa thuận của Luật sư và khách hàng, theo đó, luật sư thay mặt khách hàng (đại diện theo ủy quyền) tham gia giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính, lao động... nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Nội dung của hợp đồng phải được các bên thỏa thuận rõ về công việc mà Luật sư đại diện, phạm vi công việc, thời gian thực hiện, chi phí đại diện, quyền và nghĩa vụ của các bên.

Các chủ thể trong xã hội khi tham gia vào bất cứ quan hệ pháp luật hay giao dịch dân sự nào, nếu không có sự chắc chăn về quan điểm hoặc hiểu biết pháp luật còn hạn chế thì họ có khả năng bị chủ thể khác xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng thể hiện ở những điều khoản bất lợi trong hợp đồng. Những trường hợp này, các chủ thể đó có thể yêu cầu luật sư đại diện cho họ, thông qua ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và được sự ủy quyền của khách hàng, luật sư thay mặt họ làm việc với chủ thể khác để đàm phán những điều khoản có lợi cho khách hàng. Đối với công việc là thủ tục hành chính thực hiện tại các cơ quan nhà nước, luật sư thay mặt khách hàng thực hiện công việc đúng thời hạn và đúng quy định pháp luật, nếu có vi phạm nghiêm trọng thì có thể tiến hành khiếu nại để đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

Hợp đồng dịch vụ pháp lý trong tố tụng là hợp đồng được xác lập dựa trên sự thỏa thuận giữa tổ chức hành nghề luật sư và khách hàng về việc cử Luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư tham gia bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng hoặc cho người thứ ba. Cho nên có thể hiểu hợp đồng dịch vụ pháp lý này có thể được ký kết giữa đại diện của tổ chức hành nghề luật sư với người có nhu cầu được bảo vệ, được bào chữa hoặc người đại diện theo pháp luật của họ. Hoạt động tham gia tố tụng là lĩnh vực pháp lý trọng tâm của luật sư trong hoạt động hành nghề. Những vụ án phải giải quyết thông qua thủ tục tố tụng tại Tòa án thường có tính chất phức tạp, rất phức tạp, đối tượng của hợp đồng là công việc phải thực hiện tại cơ quan tiến hành tố tụng và nhiều cơ quan, tổ chức khác có liên quan cho nên nội dung của các hợp đồng dịch vụ pháp lý trong tố tụng được các bên xem xét kỹ và có những điều khoản chặt chẽ. Trên cơ sở hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết, Luật sư được phân công tiếp nhận vụ việc sẽ thay mặt cho khách hàng làm việc trực tiếp với các cơ quan và người tiến hành tố tụng để được cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong vụ án hình sự hoặc giấy chứng nhận người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính. Trong suốt quá trình tham gia tố tụng, Luật sư có vai trò là người đưa ra những chứng cứ, những quan điểm, luận cứ của mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

2.4. Phân loại căn cứ nội dung công việc trong hợp đồng dịch vụ

Dựa trên căn cứ phân loại này thì hợp đồng dịch vụ pháp lý có thể được phân loại như sau: Hợp đồng dịch vụ pháp lý liên quan đến các quy định về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự như thực hiện thủ tục thành lập pháp nhân, thành lập tổ chức, doanh nghiệp; giải thể tổ chức, doanh nghiệp; thay mặt khách hàng nộp đơn yeu cầu tòa án giải quyết việc dân sự về những vấn đề liên quan đến chủ thể như tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự, yêu cầu tòa án quyết định tuyên bố một người là đã chết...; Hợp đồng dịch vụ pháp lý liên quan đến xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự; Hợp đồng dịch vụ pháp lý liên quan đến việc thực hiện các quy định về tài sản và các quyền đối với tài sản; Hợp đồng dịch vụ pháp lý liên quan đến xác lập, thực hiện, chấm dứt từng loại hợp đồng cụ thể; Hợp đồng dịch vụ pháp lý liên quan đến các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; Hợp đồng dịch vụ pháp lý liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; Hợp đồng dịch vụ pháp lý liên quan đến các vấn đề về thừa kế...