Thỏ Biển: Một loài sên biển siêu dễ thương

5 – 7 năm trở lại đây, từ một bài đăng trên Twitter mà cộng đồng mạng Nhật Bản được một dịp nhốn nháo vì sự xuất hiện của một loài vật nom hình thỏ, với hai chiếc sừng nhỏ tí hin ve vẩy như hai cái tai, cùng vẻ ngoài trắng muốt như một cục bông. 

Thực chất, “thỏ biển” mà họ nhắc tới là một loài sên biển, chú thỏ bông đáng yêu này có thể được tìm thấy từ Ấn Độ Dương sang vùng biển Philippines đến Nhật Bản. 

Nhà khoa học Nhật Bản nổi tiếng Kikutaro Baba đã đặt tên cho loài này vào năm 1934. Baba là một nhà khoa học nghiên cứu về động vật thân mềm, ông đã mô tả 116 loài và có 14 loài có tên phân loại theo tên ông.

Hôm nay, ACC GROUP sẽ bật mí tới bạn 5 sự thật thú vị về loài sinh vật biển nhỏ nhắn siêu cấp đáng yêu này nhé! 

Nguồn gốc của cái tên Thỏ Biển

Thỏ Biển (Sea Bunny) là động vật nhuyễn thể, thuộc loại có vỏ sống ở biển nông. Thỏ Biển có hai cặp xúc tu trên đầu,  cặp trước là ống xúc giác, cặp sau là ống khứu giác. 

Nguồn gốc của cái tên Thỏ Biển 

Khi bò, hai cặp xúc tu này vươn về phía trước và hai bên, khi nằm yên dựng đứng lên trên chúng rất giống cặp tai thỏ nên được gọi là thỏ biển. Tuy nhiên, Thỏ Biển thực chất là một loài sên biển có tên khoa học là Jorunna Parva. Chúng khá nhỏ, chiều dài chưa đến một inch (2,54 cm). 

Giờ thì bạn đã biết được nguồn gốc của cái tên thú vị “Thỏ Biển” rồi đó! Những đôi tai nhỏ giống tai thỏ này thực ra là cơ quan cảm giác giúp chúng dò đường đi dưới đáy đại dương, đồng thời giúp chúng phát hiện mùi hóa học, cho phép chúng tìm thức ăn và cả bạn đời. 

Trên thực tế, thỏ biển có thể phát hiện mùi hương trong khoảng cách lớn đáng kinh ngạc – đặc biệt là khi chúng ta so sánh với kích thước cơ thể nhỏ bé của chúng. 

Thỏ Biển cũng không khác tắc kè hoa là mấy!

Thỏ Biển thuộc nhóm động vật chân bụng, ăn thịt. Thức ăn của chúng bao gồm các loài sứa độc do chúng miễn dịch với chất độc từ sứa, đồng thời lợi dụng độc tố làm vũ khí tự vệ cho mình. Việc chúng có độc, khiến các động vật ăn thịt không săn bắt chúng. 

Thỏ Biển cũng không khác tắc kè hoa là mấy! 

Ngoài ra, chúng cũng ăn các loại rong biển, khi ăn loại rong biển nào thì nó sẽ có màu sắc của loại rong biển đó. Ăn tảo đỏ, mình nó đỏ như hoa hồng. Ăn tảo mực, nó biến thành màu nâu sẫm, có con lại mọc lông nhung, mình trồi ra những cành rong. 

Nhờ vậy, hình dạng và màu sắc của Thỏ Biến hòa lẫn vào trong môi trường cư trú. Đó cũng là cách đặc biệt để chúng lẩn trốn, tránh kẻ thù bắt gặp. Tuy vậy, Thỏ Biển cũng biết phòng vệ một cách tích cực. 

Thỏ Biển – Nhỏ nhưng có võ

Trong cơ thể Thỏ Biển có hai tuyến dịch: tuyến màu tím ở dưới rìa màng ngoài, khi gặp kẻ địch nó tiết ra dịch màu tía làm cho nước biển ngầu lên màu tím, thoát khỏi tầm nhìn của địch để chạy trốn. Và tuyến độc khác nằm ở trước màng ngoài, có thể tiết ra dịch trắng như sữa mang tính axit, mùi khó ngửi, đó là thứ vũ khí hóa học của nó.

Thỏ Biển - Nhỏ nhưng có võ 

Thỏ biển đập vỗ đôi cánh, giúp chúng trôi nổi một cách duyên dáng dưới nước, dường như không cần phải để ý tới xung quanh. Tại sao cuộc sống của chúng lại nhàn tản như vậy?

Đơn giản vì chúng có độc, khiến các động vật ăn thịt chẳng mấy mặn mà với việc săn bắt chúng. Thỏ Biển lấy các chất độc từ chính thức ăn của chúng và chúng cũng thường ăn các thức ăn có chứa độc tố như một “nguồn cấp sức mạnh” vậy. 

Thỏ Biển và màn giao phối đầy “thác loạn”

Giống như tất cả các loài hải sâm, Thỏ Biển là loài lưỡng tính, chúng có cả cơ quan sinh sản đực và cái. Điều đáng nói ở đây là, phương thức sinh sản của loài này khá dị thường. 

Thỏ Biển và màn giao phối đầy “thác loạn” 

Đến thời điểm giao phối, chúng sẽ tụ tập tất cả các “mối quen”, tạo thành chuỗi “yêu” hội đồng. Con đầu tiên đóng vai trò như con cái, nằm dưới con Thỏ Biển thứ hai: vừa là con đực với cá thể đầu tiên, vừa làm con cái với cá thể thứ ba. 

Cứ như vậy, cuộc “mây mưa hội đồng” kéo dài tới tận con Thỏ Biển cuối cùng, cá thể chỉ đóng vai trò là con đực. Thỏ Biển mang bầu sẽ đẻ ra các dải giống như sợi mì, gồm hàng triệu quả trứng. Những dải trứng này neo bám an toàn vào các luống tảo bẹ dưới đáy biển. 

Mặc dù đẻ rất nhiều trứng, nhưng trứng thụ tinh không nhiều lắm, đều được bọc trong sợi keo. Người Quảng Đông gọi bọc trứng này là “sợi bọt biển” là một nguyên liệu chế biến món ăn thượng hạng, đồng thời cũng là thuốc tiêu viêm thanh nhiệt. 

Thỏ Biến có vòng đời ngắn

Tuổi thọ trung bình của sên biển chỉ từ vài tháng đến một năm. Do tuổi thọ ngắn và lối sống biệt lập điển hình nên việc giao phối không được đảm bảo và luôn được tận dụng khi chúng có cơ hội. Đây cũng là lý do tại sao chúng có một hệ thống giác quan phát triển tốt có thể xác định vị trí của nhau.

Như vậy, bên cạnh vẻ ngoài nhỏ nhắn dễ thương thì loài Thỏ Biển này cũng có rất nhiều điểm thú vị khác đấy chứ. Nhìn dáng vẻ đáng yêu của chúng, sẽ không khó hiểu khi cư dân mạng ở Nhật Bản lại phát sốt tới vậy. ACC GROUP hy vọng bài viết này sẽ đem lại cho bạn những kiến thức hữu ích, hãy theo dõi chúng mình nhé! 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (352 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!