Điều khoản loại trừ trách nhiệm theo luật Kinh doanh Bảo hiểm là gì

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Điều khoản loại trừ trách nhiệm theo luật Kinh doanh Bảo hiểm là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây mà ACC chia sẻ để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này.

dieu khoan loai tru

theo luật kinh doanh bảo hiểm điều khoản loại trừ

1. Nội dung hoạt động

–  Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép hoạt động theo các nội dung quy định.

– Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không được phép kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và ngược lại.

– Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe.

– Chi nhánh nước ngoài chỉ được kinh doanh các nghiệp vụ, sản phẩm bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được kinh doanh theo quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

2. Bán sản phẩm bảo hiểm

–  Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được quyền chủ động bán sản phẩm bảo hiểm dưới các hình thức sau:

a) Trực tiếp;

b) Thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm;

c) Thông qua đấu thầu;

d) Thông qua giao dịch điện tử;

đ) Các hình thức khác phù hợp với quy định pháp luật.

– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chỉ được bán sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nội dung, phạm vi hoạt động quy định trong Giấy phép.

–  Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.

–  Việc mua, bán bảo hiểm thông qua hình thức đấu thầu phải tuân thủ các quy định pháp luật vềđấu thầu và quy định về quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm.

3. Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm

– Bộ Tài chính ban hành các quy tắc, điều khoản bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với từng loại hình bảo hiểm bắt buộc.

– Các sản phẩm bảo hiểm do Chính phủ quy định hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thực hiện theo các văn bản hướng dẫn riêng.

–  Các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe phải được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khi triển khai.

– Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ:

a) Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí với Bộ Tài chính trước khi triển khai.

b) Đối với các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ khác, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài được phép chủ động xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm.

– Quy tắc, điều khoản, biểu phí do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài xây dựng phải bảo đảm:

a) Tuân thủ pháp luật; phù hợp với thông lệ, chuẩn mực đạo đức, văn hóa và phong tục, tập quán của Việt Nam;

b) Ngôn ngữ sử dụng trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm phải chính xác, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu.

c) Thể hiện rõ ràng, minh bạch quyền lợi có thể được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, phạm vi và các rủi ro được bảo hiểm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm,…

d) Phí bảo hiểm phải được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, bảo đảm khả năng thanh toán.

–  Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm tuân thủ đúng quy tắc, điều khoản, biểu phí đã được phê chuẩn hoặc đăng ký với Bộ Tài chính.

– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải công bố các sản phẩm bảo hiểm được phép triển khai  trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

4. Phạm vi điều chỉnh Luật kinh doanh bảo hiểm

Theo Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, phạm vi điều chỉnh của Luật kinh doanh bảo hiểm như sau:

- Phạm vi áp dụng: Luật kinh doanh bảo hiểm điều chỉnh tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. Trong đó:

+ Tổ chức kinh doanh bảo hiểm là hoạt động tạo lập quan hệ kinh doanh bảo hiểm giữa các chủ thể là cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng áp dụng của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000.

+ Hoạt động kinh doanh bảo hiểm là các hoạt động, hình thức thực hiện kinh doanh bảo hiểm khi đã xác lập quan hệ kinh doanh bảo hiểm.

+ Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm: Là quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong quan hệ bảo hiểm, kinh doanh bảo hiểm.

- Phạm vi không áp dụng: Luật kinh doanh bảo hiểm không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh. Bởi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện được quy định trong pháp luật về bảo hiểm xã hội (Luật bảo hiểm xã hội), pháp luật về bảo hiểm y tế (Luật bảo hiểm y tế) và các luật khác liên quan và không mang tính chất kinh doanh tự phát mà do Nhà nước hoàn toàn điều chỉnh và quản lý.

5. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm 

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm theo như quy định của pháp luật là gì? thì tác giả sẽ gửi đến quy bạn đọc định nghĩa về việc loại trừ bảo hiểm dưới góc độ pháp lý là gì? Do đó, định nghĩa về loại trừ bảo hiểm được quy định dưới góc độ này là việc loại trừ những trường hợp, sự kiện, sự cố mang tính chất chủ quan như vi phạm pháp luật, vi phạm cam kết, … thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phải bồi thường.

Bên cạnh đó thì khái niệm về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm thường được xác định là những loại trừ về những rủi ro mang tính thảm hoạ lớn và những rủi ro chi được bảo hiểm trong điều kiện đặc biệt, những sự kiện sự cố mang tính chất chủ quản vi phạm pháp luật, vi phạm cam kết thì doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường. Đồng thời thì điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm còn được biết đến là điều khoản thu hẹp phạm vi bảo hiểm hay nói một cách khác là giảm bớt trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm nếu xảy ra những quy định được loại trừ này.

Điều khoản loại trừ là yếu tố không thể thiếu trong một hợp đồng bảo hiểm, mục đích chính là để đảm bảo nguyên tắc công bằng và chính trực, phòng tránh các trường hợp cố tình trục lợi bảo hiểm, và đảm bảo chi phí khách hàng phải trả để được bảo vệ trong hợp đồng bảo hiểm ở mức độ chấp nhận được, cân bằng giữa quyền lợi của khách hàng và của doanh nghiệp bảo hiểm. Việc này được quy định theo quy định tại Khoản 1 Điều 16  Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Đồng thời, sau khi tiến hành sửa đổi và hợp nhất một số nội dung và quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm và cũng được quy định trong văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành cũng kế thừa những quy định về hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm của  Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, đó là:

 

 

“1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm”.

Từ quy định vừa được nêu ra ở trên là để đảm bảo sự công bằng về quyền lợi giữa bên mua bảo hiểm và bên cung cấp bảo hiểm. Do đó, theo như quy định của pháp luật này thì bên mua bảo hiểm cần phải thực hiện đúng những gì mà được quy định trong hợp đồng bảo hiểm dó hai bên đã ký kết trước đó thì sẽ luôn được thụ hưởng lợi ích từ các dịch vụ bảo hiểm. Bên cạnh đó thì theo như quy định này cũng đã nhắc đến vấn đề điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm có thể được áp dụng khi có sảy ra tường hợp lợi dụng hợp đồng để trục lợi cá nhân thì tùy vào từng trường hợp để bảo vệ doanh nghiệp bảo hiểm trước những cá nhân có hành vi vi phạm hợp đồng mà pháp luật này đã quy định.

Bên cạnh đó, theo như quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và quy định tại Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành quy định về việc đối với mỗi hợp đồng bảo hiểm khi được ký kết giữ bên bán bảo hiểm là doanh nghiệp và bên mua bảo hiểm là cá nhân, tổ chức thì cần phải có sự minh bạch đối với các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm mà sự minh bạch ở đây được thể hiện tại khoản 2 Điều 16 này như sau:

“2. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng”.

Do đó, theo như quy định của pháp luật này thì đối với những điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm  phải được thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm mà hai bên tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm thực hiện việc ký kết. Việc pháp luật quy định rõ những nội dung này phải được để hiện trong hợp đồng bảo hiểm và phải được giải thích là nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm mà luật định. Đồng thời còn nhằm mục đích tránh các tranh chấp không cần thiết sảy ra giữ bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm.

Không những thế mà theo như quy định của pháp luật hiện hành thì điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của một số sản phẩm bảo hiểm được thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm qua các hình thức sau đây:

Thứ nhất, theo như quy định này thì có đưa ra quy định về việc tách riêng thành một điều khoản loại trừ bảo hiểm, bao gồm: Điều khoản loại trự riêng và điều khoản loại trừ chung. Trong đó, điều khoản loại trừ chung dưới góc độ pháp lý này thì được áp dụng cho tất cả các điều kiện bảo hiểm được quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Còn đối với điều khoản loại trừ riêng được áp dụng trong các điều kiện bảo hiểm riêng biệt.

Thứ hai, nội dung loại trừ bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm mà được pháp luật hiện hành quy định còn thể hiện trong các điều khoản về điều kiện bảo hiểm được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.

 

 

Từ những điều trên, chúng ta biết được rằng khi cá cá nhân, tổ chức lựa chọn việc tham gia bảo hiểm để nhằm mục đích nhận được hỗ trợ nếu có rủi do về sức khỏe và tài sản trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong hợp đồng bảo hiểm và mỗi loại bảo hiểm khác nhau thì sẽ bồi thường đối với các loại rủi ro khác nhau, do đó, không phải rủi ro nào cũng được hợp đồng bỏ hiểm bảo đảm. Chính vì thế mà pháp luật đã quy định về hợp đồng bảo hiểm và những điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm có trong hợp đồng này mà người mua bảo hiểm phải đọc kỹ các quy định về sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm bao gồm các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm để biết cách thực hiện chính xác, đầy đủ các nghĩa vụ của mình. Từ đó giúp người mua bảo hiểm sau khi thực hiện hoạt động ký kết hợp đồng bảo hiểm có thể đảm bảo quyền lợi bảo hiểm cho bản thân một cách tối ưu nhất.

Bài viết trên là những thông tin chi tiết và cụ thể về điều khoản loại trừ trong Luật kinh doanh bảo hiểm. Nếu có những câu hỏi và thắc mắc cần giải đáp xoay quanh các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ về những vấn đề này. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (533 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo