Thẻ xanh covid là gì? (Cập nhật mới nhất 2024)

Một trong những chiến lược trọng tâm phòng chống dịch bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh sau giai đoạn 15/9 là giãn cách xã hội gắn liền với thẻ xanh. Khi thông tin này được thông báo qua các phương tiện thông tin đại chúng, có rất nhiều người băn khoăn đặt ra câu hỏi thẻ xanh covid là gì? Thẻ xanh covid dùng để làm gì? Đối tượng được cấp thẻ xanh covid là gì? Để giải đáp những thắc mắc này, cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.

The-xanh-covid-la-gi-152x300

Thẻ xanh covid là gì

1. Thẻ xanh covid là gì?

Có thể thấy khái niệm thẻ xanh covid là gì khá mới, khá xa lạ đối với người dân. Để biết được khái niệm này, trước hết cùng người viết xem các nước trên thế giới dùng như thế nào nhé.

Tại nhiều quốc gia, thẻ xanh covid được định nghĩa là một chứng nhận cho thấy người mang theo đã tiêm phòng Covid-19 đầy đủ (2-4 tuần sau khi tiêm đủ liều vaccine), hoặc được chứng nhận đã khỏi Covid-19 và đã có kháng thể chống lại virus (thường là trong vòng 6 tháng sau khi mắc bệnh). Ngoài ra, một số chứng chỉ cũng có thể ghi nhận tình trạng có xét nghiệm âm tính còn hiệu lực.

Và trên tinh thần này có thể thấy thẻ xanh covid là thẻ được cấp cho một số đối tượng nhất định đáp ứng những điều kiện đề ra và để phân biệt giữa những cá nhân đã được tiêm hoặc chứng nhận khỏi bệnh với các cá nhân khác.

2. Thẻ xanh covid dùng để làm gì?        

Hiện nay, theo dự thảo tại Thành phố Hồ Chí Minh, việc tổ chức thẻ xanh covid, ngoài việc tạo điều kiện cho người dân có thể quay trở lại cuộc sống bình thường mới thì đó cũng là sự khuyến khích để người dân tự nguyện tham gia vào chiến dịch tiêm chủng của thành phố.

Khi có thể triển khai trên thực tế, sẽ thí điểm tại một số quận đã kiểm soát được dịch.

Tùy theo mức độ kiểm soát dịch, những người có thẻ xanh covid được phép tham gia các hoạt động lao động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt xã hội, được tới các công viên để tập thể dục nâng cao sức khỏe.

Tóm lại, việc cấp thẻ xanh covid chỉ là một cách để phân loại cá nhân theo nguy cơ mắc bệnh, nguy cơ lây nhiễm để nhằm phục hồi sản xuất, lưu thông hàng hóa và sinh hoạt xã hội nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Nó cũng giúp cho việc giám sát dịch tễ có hiệu quả cao hơn và thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch phù hợp với tầng nguy cơ đó.

3. Đối tượng áp dựng thẻ xanh là gì?

Theo dự thảo của Ủy ban nhân dân TPHCM, thẻ xanh covid được cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử thể hiện cá nhân đó đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi (AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm, Sputnik V...): 14 ngày sau mũi thứ 2 và xét nghiệm kháng nguyên định kỳ đối với một số môi trường làm việc.

- Đối với vắc xin chỉ cần tiêm 1 mũi (Johnson & Johnson’s Janssen...): 14 ngày sau khi tiêm và xét nghiệm kháng nguyên định kỳ đối với một số môi trường làm việc.

- Người nhiễm SARS-CoV-2 khỏi bệnh, đã hoàn thành thời gian cách ly, trong vòng 180 ngày tính từ khi khỏi bệnh.

- Người nhiễm SARS-CoV-2, tự làm xét nghiệm, tự cách ly sau đó khỏi bệnh thì phải xét nghiệm chứng minh có kháng thể.

4. Sự khác nhau giữa thẻ vàng và thẻ xanh covid là gì?

Hiện nay trong dự thảo ngoài khái niệm thẻ xanh covid là gì thì còn một khái niệm được nhắc đến tiếp theo đó là thẻ vàng covid. Vậy sự khác nhau giữa thẻ vàng và thẻ xanh covid là gì?

Theo tìm hiểu trong dự thảo Những người có thẻ vàng covid sẽ được tham gia các hoạt động hạn chế hơn so với những người có thẻ xanh covid tùy thuộc vào điều kiện môi trường làm việc, mức độ rủi ro lây nhiễm và mức độ quan trọng của hoạt động tham gia.

Thẻ vàng covid được cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử thể hiện cá nhân đó đáp ứng các điều kiện là tiêm 1 mũi đối với vaccine có yêu cầu 2 mũi (AstraZeneca, Pfizer, Modema, Sinopharm, Sputnik V..) và đã qua 14 ngày. Có kết quả xét nghiệm định kỳ (3 ngày/lần) âm tính (có xác nhận theo hướng dẫn Sở Y tế và được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử để cấp và gia hạn thẻ).

Nhóm thẻ vàng covid này vẫn được tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh như người có thẻ xanh nhưng chỉ trong chu kỳ xét nghiệm do Sở Y tế quyết định. Ví dụ, với các đối tượng rất rủi ro thì 1-2 ngày xét nghiệm một lần, rủi ro thấp hơn thì một tuần xét nghiệm một lần.

5. Phương án tiêm vaccine khi sử dụng thẻ xanh là gì?

Trong bối cảnh vaccine còn khan hiếm, nhiều người vẫn chưa được tiêm dù có nhu cầu thì việc cấp thẻ xanh sẽ có thể dẫn tới tình trạng thiếu công bằng. Tuy nhiên dữ liệu phủ xanh vaccine mũi 1 cho thấy phần trăm rất cao, hầu hết dân số tại một số địa phương đang chống dịch có thể tiêm chủng đầy đủ khi có nguồn cung dồi dào.

Theo quan điểm của TS Phạm Hùng Vân – chuyên gia dịch tễ học, nguyên giảng viên khoa vi sinh Trường Đại học Y dược TPHCM, ần phải đáp ứng 2 yêu cầu cơ bản. Thứ nhất, phải bằng mọi cách có được nguồn vắc xin và đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin càng sớm càng tốt. Thứ hai, phải có đủ thuốc kháng virus đặc hiệu cho F0 mắc bệnh ở những ngày đầu. Có như vậy mới giảm diễn biến nặng, giảm quá tải cho hệ thống điều trị.

Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức cũng cho biết TP.HCM phải sớm tiêm phủ vắc xin và gấp rút chuẩn bị chính sách thẻ xanh covid mới có thể mở cửa, duy trì kinh tế. Theo ông Đức, chính sách "thẻ xanh vắc xin" được nghiên cứu theo hướng sẽ nới lỏng yêu cầu giãn cách xã hội với những người đã tiêm 1 - 2 mũi vắc xin.

Ông Đức đánh giá một số khu công nghiệp có tỉ lệ tiêm vắc xin mũi 1 chưa cao, đặc biệt có công nhân thực hiện "3 tại chỗ" nhưng chưa tiêm vắc xin. Ông đề nghị các đơn vị này cần khẩn trương tiêm cho người chưa tiêm mũi 1 và tiêm mũi 2 cho người đã tới hạn. Đây là bước chuẩn bị quan trọng để quay trở lại sản xuất khi TP.HCM sử dụng thẻ xanh covid.

Tóm lại, vấn đề về cấp thẻ xanh covid là gì vẫn đang trong quá trình dự thảo để đưa ra phương pháp tối ưu cụ thể nhất. Mời Quý bạn đọc theo dõi ở nội dung bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ cập nhật nahnh chóng và chính xác nhất về vấn đề này.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề thẻ xanh là gì. Hãy tham khảo thông tin tư vấn của ACC và đưa ra những câu hỏi để được đội ngũ luật sư chuyên nghiệp của ACC giúp đỡ tận tình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (608 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo