Các vấn đề về thanh lý tài sản thế chấp ngân hàng 2024

Khi khách hàng không còn khả năng trả nợ, các ngân hàng sẽ thực hiện phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ, hạn chế nợ xấu phát sinh. Tuy nhiên, việc thanh lý tài sản thế chấp trong bối cảnh hiện nay cũng gặp không ít khó khăn. Áp lực nợ xấu đang đè nặng lên nhiều ngân hàng. Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết về Các vấn đề về thanh lý tài sản thế chấp ngân hàng.

thanh-ly-tai-san-the-chap-ngan-hangThanh lý tài sản thế chấp ngân hàng

1. Giới thiệu về thanh lý tài sản thế chấp ngân hàng

Thế chấp  tài sản là sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật theo đó bên có nghĩa vụ sử dụng tài sản của mình hoặc của người thứ ba để đảm bảo nghĩa vụ nhưng không chuyển giao tài sản cho bên có quyền. Hiện nay thì tài sản thế chấp ngân hàng và thanh lý tài sản thế chấp ngân hàng đang là vấn đề được mọi người quan tâm đến. Như vậy thì thanh lý tài sản thế chấp ngân hàng là gì? Thanh lý tài sản thế chấp ngân hàng bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về thanh lý tài sản thế chấp ngân hàng. Để tìm hiểu hơn về thanh lý tài sản thế chấp ngân hàng các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về thanh lý tài sản thế chấp ngân hàng nhé.

2. Xử lý tài sản thế chấp là gì?

Căn cứ theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 tại Điều 299 quy định về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm như sau:

  • Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
  • Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

3. Hình thức xử lý tài sản thế chấp

Về phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thực hiện như sau:

Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:

  • Bán đấu giá tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
  • Phương thức khác.

Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

4. Bán tài sản thế chấp

Việc bán tài sản thế chấp được pháp luật quy định cụ thể như sau:

  • Việc bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
  • Việc tự bán tài sản cầm cố, thế chấp của bên nhận bảo đảm được thực hiện theo quy định về bán tài sản trong Bộ luật này và quy định sau đây:
    • Việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 307 của Bộ luật này;
    • Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản.

5. Nghĩa vụ của bên thế chấp

Bên thế chấp khi thực hiện thế chấp thì sẽ bao gồm các nghĩa vụ sau:

  • Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  • Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.
  • Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
  • Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
  • Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.
  • Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.
  • Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.

6. Kết luận thanh lý tài sản thế chấp ngân hàng

Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về thanh lý tài sản thế chấp ngân hàng và cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến thanh lý tài sản thế chấp ngân hàng. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về thanh lý tài sản thế chấp ngân hàng đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về thanh lý tài sản thế chấp ngân hàng thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (401 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo