Thủ tục thành lập công ty cổ phần tập đoàn [Chi tiết 2024]

Với sự đa dạng của nền kinh tế thị trường và chính sách phát triển kinh tế mở cửa của chính phủ, các doanh nghiệp, rộng hơn là các tập đoàn kinh tế ra đời với một số tập đoàn tiêu biểu như: Tập đoàn FLC, tập đoàn Vingroup, tập đoàn FPT,… Dưới đây là các thủ tục thành lập công ty cổ phần tập đoàn mà Luật ACC tổng hợp:

Thủ Tục Thành Lập Công Ty Cổ Phần Tập đoàn
Thủ Tục Thành Lập Công Ty Cổ Phần Tập đoàn

1. Thế nào là công ty cổ phần tập đoàn?

Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 không có loại hình nào có tên gọi là công ty cổ phần tập đoàn mà chỉ có quy định hoặc công ty cổ phần, hoặc tập đoàn kinh tế chứ bởi tập đoàn là một nhóm công ty có quy mô thật lớn mới tạo thành tập đoàn kinh tế, hình thức này khác với công ty cổ phần.

Theo đó, có thể hiểu công ty cổ phần tập đoàn dưới góc độ là một tập đoàn kinh tế có nhiều công ty cổ phần được thành lập với các đặc điểm chính sau đây:

- Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.

- Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật. Trong đó, một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  •     Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó
  •     Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
  •     Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

- Đối với các công ty con thì cần tuân thủ:

  •     Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
  •     Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của Luật doanh nghiệp

Cần lưu ý rằng, hiện nay, có nhiều công ty cổ phần có đặt tên phụ trợ là công ty cổ phần tập đoàn để hoạt động như một tập đoàn kinh tế tuy nhiên theo quy định của pháp luật về mô hình tập đoàn Công ty thì phải có đến một hoặc hai công ty con thì mới đặt tên như vậy được

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu chi tiết về công ty cổ phần tập đoàn. ACC mời bạn tham khảo bài viết: Công ty cổ phần tập đoàn là gì? [Cập nhật chi tiết nhất]

2. Thủ tục thành lập công ty cổ phần tập đoàn năm 2021

2.1 Thành lập các công ty cổ phần là công ty con của tập đoàn, gồm các bước:

Bước 1: Soạn hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm các giấy tờ chính sau:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Điều lệ công ty.

- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

- Bản sao các giấy tờ sau đây:

  •     Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
  •     Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  •     Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Bước 3: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký công ty cổ phần (công ty con)

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

>>> Để tìm hiểu thêm về Top 100 công ty cồ phần tại Việt Nam, mời bạn tham khảo bài viết: Top 100 công ty cổ phần lớn nhất ở việt nam - Luật ACC

2.2 Thành lập công ty cổ phần tập đoàn

Bước 1: Soạn hồ sơ thành lập công ty cổ phần tập đoàn gồm các giấy tờ chính sau:

- Tờ trình Đề án;

- Đề án thành lập tập đoàn kinh tế, tổng công ty.

- Dự thảo Điều lệ công ty mẹ

Bước 2: Thẩm định đề án thành lập tập đoàn

-  Bộ quản lý ngành lập ít nhất 08 bộ hồ sơ gốc đề nghị thành lập tập đoàn kinh tế gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lấy ý kiến các Bộ: Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi công ty mẹ đặt trụ sở chính và ít nhất 03 chuyên gia kinh tế độc lập

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị thành lập tập đoàn kinh tế, các cơ quan và cá nhân liên quan có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ Hồ sơ và báo cáo thẩm định Hồ sơ đề nghị thành lập tập đoàn kinh tế để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

>> Nếu quý khách cần được hỗ trợ thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần tập đoàn, quý khách có thể tham khảo về chi phí, thời gian, quy trình cung cấp và lợi ích khi sử dụng dịch vụ của ACC qua bài viết Dịch vụ thành lập công ty cổ phần.  

3. Một số câu hỏi thường gặp về mở công ty cổ phần tập đoàn

3.1 Khi nào thì một công ty được gọi là tập đoàn?

Một công ty được gọi là tập đoàn khi công ty đó có những điều kiện sau:

- Hoạt động dưới hình thức công ty mẹ, công ty con. Công ty mẹ, công ty con có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật;

- Chính phủ là cơ quan xem xét lựa chọn và đề nghị thành lập tập đoàn kinh tế;

- Việc thành lập tập đoàn kinh tế phải được thông qua bởi đề án thành lập và căn cứ trên quyết định thành lập của Thủ tướng chính phủ;

3.2 Có được đặt tên công ty cổ phần là tập đoàn không?

Dựa vào quy định về đặt tên doanh nghiệp, từ tập đoàn không bị coi là tên loại hình doanh nghiệp, cũng không thuộc trường hợp bị cấm. Trên thực tế, có thể sử dụng cụm từ tập đoàn để đặt tên công ty tuy nhiên không ít doanh nghiệp bị yêu cầu sửa tên để tránh nhầm lẫn bởi cơ quan có thẩm quyền không cho phép

3.3 Cơ cấu của công ty cổ phần tập đoàn khác gì với công ty cổ phần?

Công ty cổ phần tập đoàn là tập đoàn, có quan hệ mẹ - con, theo đó:

- Công ty mẹ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp I) là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối;

- Công ty con của doanh nghiệp cấp I (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp II) là doanh nghiệp do công ty mẹ nắm quyền chi phối;

- Công ty con của doanh nghiệp cấp II (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp III) là doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp II nắm quyền chi phối.

3.4 Hoàn thiện các thủ tục sau thành lập công ty như thế nào?

  • Mở tài khoản ngân hàng của công ty;
  • Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng internet;
  • Làm biển và treo biển công ty tại trụ sở chính;
  • Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử;
  • Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử;

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1194 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo