Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài (Mới 2024)

Có thể thấy trong những năm qua, Việt Nam rất quan tâm đến việc đầu tư cả trong và ngoài nước. Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh. Khi thực hiện hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật. Vậy theo luật định, ai có thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài? Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ chia sẻ một số thông tin về Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài.

Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài
Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài

1. Đầu tư ra nước ngoài là gì?

Theo khoản 13 Điều 3 của Luật Đầu tư năm 2020, Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.

>>> Để tìm hiểu thêm về Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài.

2. Trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với đầu tư ra nước ngoài

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đăng ký đầu tư, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm:

  • Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ lập và công bố Danh mục dự án thu hút đầu tư tại địa phương;
  • Chủ trì hoặc tham gia thẩm định các dự án đầu tư thuộc trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật này và chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình; chủ trì thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư tại địa phương;
  • Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư;
  •  Định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trên địa bàn và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  • Cung cấp thông tin liên quan để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư; duy trì, cập nhật Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;
  • Chỉ đạo việc tổ chức, giám sát và đánh giá thực hiện chế độ báo cáo đầu tư.

>>> Để hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, mời các bạn xem thêm bài viết tại đây: Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.

3. Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài

3.1. Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Dự thảo Nghị định quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí quy định thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:

- Đối với dự án dầu khí thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư 2020, trên cơ sở báo cáo của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và báo cáo thẩm định nội bộ của cơ quan đại diện chủ sở hữu về đề xuất đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản chấp thuận doanh nghiệp nhà nước được thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

- Trường hợp dự án dầu khí ở nước ngoài thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội theo quy định của Luật Đầu tư thì Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư sau khi Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư.

- Trường hợp dự án dầu khí ở nước ngoài thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư thì cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư sau khi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

- Trường hợp dự án dầu khí không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư 2020, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định đầu tư sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận doanh nghiệp nhà nước được thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

3.2. Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trừ doanh nghiệp quy định

Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Dự thảo Nghị định quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí quy định thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết như sau:

- Trên cơ sở báo cáo của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận các nội dung liên quan để người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp biểu quyết và quyết định đầu tư đối với dự án dầu khí ở nước ngoài tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.

- Hội đồng thành viên quyết định đầu tư đối với dự án dầu khí ở nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

- Đại hội đồng cổ đông quyết định đầu tư đối với dự án dầu khí ở nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước là công ty cổ phần;

3.3. Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí của công ty con do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Căn cứ tại khoản 3 Điều 6 Dự thảo Nghị định quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí quy định thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí của công ty con do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:

- Đối với dự án dầu khí thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2020, trên cơ sở báo cáo của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty con, doanh nghiệp nhà nước (công ty mẹ) chấp thuận công ty con được thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài làm cơ sở để công ty con ra quyết định đầu tư và hoàn thiện thủ tục hồ sơ trình cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài;

- Trường hợp dự án dầu khí không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty con quyết định đầu tư sau khi doanh nghiệp nhà nước (công ty mẹ) chấp thuận công ty con được thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

4.Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội được thực hiện như thế nào?

* Hồ sơ cần chuẩn bị

Căn cứ Điều 75 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài được bao gồm:

(1) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

(2) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

(3) Đề xuất dự án đầu tư;

(4) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau:

- Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;

- Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;

- Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;

- Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;

- Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

(5) Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ (nộp kèm theo văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư) hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép;

(6) Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài và báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước hoặc quyết định đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư không phải là doanh nghiệp nhà nước;

(7) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện, nhà đầu tư nộp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có);

(8) Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư (thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ);

(9) Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Điều 73 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP;

(10) Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài quy định cụ thể tại Điều 74 Nghị định 31/2021/NĐ-CP;

(11) Báo cáo về việc cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay (nếu có);

(12) Tài liệu xác định việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh đối với trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài có nội dung nhà đầu tư bảo lãnh cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay để thực hiện dự án đầu tư;

(13) Các tài liệu khác có liên quan.

* Nơi nộp hồ sơ:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

* Thời hạn giải quyết

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước;

- Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Chính phủ;

- Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội;

- Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài.

>>> Để tìm hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

5. Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như thế nào?

Bước 1. Nộp hồ sơ, lấy ý kiến thẩm định

Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định bằng văn bản về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.

Bước 2. Tổ chức thẩm định

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.

Bước 3. Chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài

Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài theo quy định.

6. Dịch vụ tư vấn đầu tư ra nước ngoài tại Công ty Luật ACC

  • Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu về tư vấn dịch vụ tư vấn đầu tư ra nước ngoài, vì vậy luôn đảm bảo mọi vấn đề pháp lý cho quý khách. ACC sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn cho quý khách.
  • Chúng tôi cam kết luôn báo giá trọn gói và không phát sinh chi phí.
  • Quý khách sử dụng dịch vụ của ACC không phải di chuyển nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ). ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và phục vụ tận nơi.
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản. ACC thay mặt quý khách soạn thảo tất cả giấy tờ liên quan đến dịch vụ tư vấn đầu tư ra nước ngoài
  • Đội ngũ nhân viên tận tâm, luôn hướng dẫn thực hiện và cung cấp hồ sơ đúng quy định pháp luật với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh.

Trên đây, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (931 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo