Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại 2023

Tranh chấp hợp đồng thương mại là một loại tranh chấp phổ biến hiện nay, tuy nhiên giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại như thế nào vẫn là một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Liệu rằng cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại? Bài viết sau đây ACC sẽ chia sẻ về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại. 

toa-an-tham-quyen-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai

1. Tranh chấp hợp đồng thương mại là gì?

Tranh chấp hợp đồng thương mại là mâu thuẫn, tranh cãi phát sinh từ những chủ thể có quan hệ kinh doanh, thương mại với nhau, hợp đồng hướng tới mục đích sinh lời, tạo ra lợi nhuận. Thông thường tranh chấp xảy ra khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ quy định trong hợp đồng. 

Hiện nay có nhiều cách thức để giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại, bao gồm thương lượng hoà giải, trọng tài hoặc toà án. Mỗi phương thức sẽ có những quy định và yêu cầu khác nhau. 

Tuỳ vào phương thức mà các bên lựa chọn mới có thể xác định được thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại một cách rõ ràng và đúng đắn nhất. 

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại 

Như đã trình bày ở mục 1, cần phải tìm hiểu từng phương thức mới rút ra được thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại hiện nay. Theo đó: 

a. Thương lượng

Đây là một phương thức luôn được các bên hướng đến lựa chọn khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại cũng như các loại tranh chấp khác. Vì thương lượng có thể giải quyết trong nội bộ, hạn chế việc bị tiết lộ thông tin cũng như duy trì được mối quan hệ giữa hai bên. 

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại trong phương thức thương lượng chính là cả hai bên trong quan hệ tranh chấp. Bởi tính tiện lợi như vậy mà nhiều chủ thể đã lựa chọn phương thức thương lượng làm phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại. 

b. Hoà giải

Hoà giải là phương thức sử dụng bên thứ ba làm trung gian để giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại. Theo đó bên thứ ba sẽ hỗ trợ hai bên tranh chấp tìm được tiếng nói chung.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại đối với phương thức hoà giải sẽ thuộc về bên thứ ba - bên mà được các bên trong tranh chấp lựa chọn (có thể là Trung tâm Hoà giải thương mại hoặc bất cứ chủ thể nào khác có được sự tin tưởng của các bên tranh chấp). 

c. Trọng tài

Phương thức này chỉ sử dụng trong tranh chấp hợp đồng thương mại, kinh doanh khi mà các bên có thoả thuận lựa chọn Trọng tài. 

Lúc này thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại sẽ thuộc về Trọng tài mà các bên lựa chọn. Đối với tranh chấp đã thoả thuận giải quyết tại Trọng Tài thì Toà án không được thụ lý đơn giải quyết tranh chấp nếu trước đó các bên chưa giải quyết tại Trọng tài. 

Phán quyết của Trọng tài mang tính chung thẩm và không kháng cáo kháng nghị. 

d. Toà án

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại khi khởi kiện ra Toà chính là Toà án mà có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Để xác định đó là Toà cấp tỉnh hay huyện, Toà ở nơi nào thì tuỳ vào vụ việc cụ thể mới xác định được. 

Nhìn chung đây cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp có hiệu quả khi bản án quyết định của Toà bắt buộc phải thi hành bằng quyền lực Nhà nước. Tuy nhiên phương thức này khá tốn kém và mất nhiều thời gian. 

 3. Dịch vụ tư vấn tranh chấp hợp đồng thương mại tại ACC

ACC là đơn vị đã có nhiều năm kinh nghiệm cũng như nhận được tín nhiệm của nhiều khách hàng về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại. 

Chúng tôi sở hữu đội ngũ luật sư giỏi, chuyên viên nhiệt tình do đó có thể đảm bảo sẽ giải quyết vấn đề của khách hàng một cách trọn vẹn, tốt nhất có thể. Theo đó ACC cam kết:

  • Cung cấp dịch vụ chuyên môn tốt nhất và đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng. Chúng tôi phải đảm bảo được quyền lợi của khách hàng thì mới tiếp nhận thụ lý giải quyết. 
  • Luôn nhiệt tình lắng nghe, tư vấn kỹ càng mọi vấn đề cho khách hàng, bao gồm các vấn đề pháp lý như thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại. 
  • Bảo mật thông tin khách hàng một cách tuyệt đối, do đó khách hàng có thể yên tâm khi chia sẻ với chúng tôi. 
  • Tại ACC chi phí luôn được cam kết ở mức hợp lý và không phát sinh thêm bất cứ chi phí nào. 

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về thẩm quyền tranh chấp hợp đồng thương mại. Quý vị có nhu cầu có thể liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết. 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (720 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo