Thẩm quyền chuyển đổi đất lúa theo quy định của pháp luật

Chuyển đổi đất lúa sang các loại đất khác hiện nay rất phổ biến nhất là chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp. Vậy cơ nào có thẩm quyền chuyển đổi đất lúa? Quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết của Công ty Luật ACC để giải đáp những thắc mắc nhé.

3-34

Thẩm quyền chuyển đổi đất lúa theo quy định của pháp luật

1. Đất trồng lúa là gì?

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP về quản lý và sử dụng đất  thì đất trồng lúa được định nghĩa như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác.”

2. Quy định của pháp luật về chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

  1. a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

  1. d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

Như vậy, việc chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất trồng thủy sản, đất làm muối, đất phi nông nghiệp phải được phép của cơ quan có thẩm quyền . Theo quy định hiện tại thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thì hiện tại đang có sự hạn chế, tùy thuộc vào diện tích đất trồng lúa của mỗi địa phương thì họ sẽ có những chính sách khác nhau, có phép chuyển đổi hay không..

3. Thẩm quyền chuyển đổi đất lúa theo quy định của pháp luật

Điều 59 Luật Đất đai 2013 quy định thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

- UBND cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đối với tổ chức;

- UBND cấp huyện có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đối với hộ gia đình, cá nhân;

Trường hợp cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh trước khi quyết định

Theo đó,  người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đổi đất lúa sang các loại đất khác UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có thẩm quyền chuyển đổi. Cơ quan này sẽ xem xét dựa vào kế hoạch, quy hoạch đất của năm để quyết định được chuyển đổi hay không.

4. Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất khi chuyển đổi đất lúa sang đất phi nông nghiệp

Căn cứ vào Khoản 1 và 3 Điều 2 Thông tư số: 18/2016/TT-BTC thì cơ quan, tổ chức, hộ gia đình cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để bảo vệ phát triển đất trồng lúa.

Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa

Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa = tỷ lệ phần trăm (%) (x) diện tích (x) giá của loại đất trồng lúa.

Trong đó:

  1. a) Tỷ lệ phần trăm (%) xác định số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa bàn của địa phương, nhưng không thấp hơn 50%;
  2. b) Diện tích là phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp ghi cụ thể trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp của cơ quan có thẩm quyền;
  3. c) Giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất đang được áp dụng tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Như vậy, người sử dụng đất muốn chuyển đổi đất lúa sang đất phi nông nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định tại Khoản 3 đã trình bày ở trên

5. Mức phạt khi tự ý chuyển đổi đất trồng lúa

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn tự ý chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta.

- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.

- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép 01 héc ta đến dưới 03 héc ta.

- Phạt tiền từ 20 - 50 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Ngoài việc nộp tiền phạt, người vi phạm buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ về thẩm quyền chuyển đổi đất lúa theo quy định của pháp luật để quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục về đất đai nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (922 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo