Tham ô ngân sách Nhà nước bị xử lý như thế nào?

Năm 2022 là một năm có thể nói là là năm chấn động tại Việt Nam; khi Bộ Công an liên tiếp phát hiện các hành bi chiếm dụng tiền nhà nước; sử dụng tiền của nhà nước sai với mục đích mà pháp luật cho phép sử dụng. Đã có nhiều người giữ các chức vụ quan trong trong Bộ máy nhà nước tại Việt Nam đã bị phát hiện và đang bị khởi tố. Vậy câu hỏi đặt ra là Tham ô ngân sách Nhà nước bị xử lý như thế nào?

Hình phạt của tội tham ô tài sản - Ban Nội Chính Trung ương

Tham ô ngân sách Nhà nước bị xử lý như thế nào?

1. Thế nào là tham ô tài sản?

Tham ô tài sản là hành vi được thực hiện bởi những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài. Theo đó, những người này sẽ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản do mình quản lý. Việc chiếm đoạt tài sản có thể liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của người vi phạm.

Như vậy, với những người không có chức vụ, quyền hạn thì sẽ khó hoặc không thể thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản, nói cách khác, chức vụ quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội chiếm đoạt tài sản dễ dàng.

Ví dụ về hành vi tham ô tài sản:

- Giám đốc của một công ty lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chỉ đạo nhân viên của mình (kế toán và thủ quỹ) lập khống chứng từ để quyết toán hợp đồng kinh tế rút tiền gần 02 tỷ đồng. Sau đó, giám đốc chia cho thủ quỹ, kế toán mỗi người 100 triệu đồng, số tiền còn lại sử dụng cho mục đích cá nhân.

- Chị A là kế toán của một công ty bảo hiểm, trong quá trình làm việc, chị A đã lập chứng từ khống để rút tiền của công ty sau đó dùng số tiền này để mua ô tô phục vụ cho mục đích cá nhân.

2. Tham ô ngân sách Nhà nước bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 11 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công như sau:

– Cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại cho Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải trình và phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Người có hành vi chiếm dụng tiền tài sản công tùy vào hành vi cụ thể mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội sau đây: Cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,… Ngoài ra, nếu người có chức vụ, quyền hạn có hành vi chiếm dụng tiền nhà nước thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017.

Theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về Tội tham ô tài sản như sau:

– Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Có tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
  • Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

– Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

– Ngoài ra, người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều 353.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (210 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo