Tội tham ô có bị tử hình không? Quy định về mức phạt tội tham ô

Tham ô tài sản là một trong những hành vi tham nhũng thường thấy. Vậy tham ô tài sản là gì? Hình phạt của tội tham ô tài sản được quy định như thế nào? Tội tham ô có bị tử hình không? Quy định về mức phạt tội tham ô

Có nên tăng hình phạt tử hình đối với tội tham ô, tham nhũng hiện nay?

Tội tham ô có bị tử hình không? Quy định về mức phạt tội tham ô

1. Thế nào là tham ô tài sản? 

Trước hết, để trả lời được câu hỏi Tham ô bao nhiêu tiền thì bị phạt tù, ta cần phải hiểu rõ thế nào là tham ô. Theo đó, tham ô tài sản là hành vi hành vi chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, hoặc công dân được thực hiện bởi những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài. Theo đó, những người này với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản do mình quản lý. Việc chiếm đoạt tài sản có thể liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của người vi phạm, thông thường là những người có trách nhiệm quản lý tài sản.

Như vậy, với những người không có chức vụ, quyền hạn thì sẽ khó hoặc không thể thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản, nói cách khác, chức vụ quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội chiếm đoạt tài sản một cách dễ dàng.

Sau đây, Luật Minh Khuê xin đưa ra một vài ví dụ về hành vi tham ô tài sản để quý khách hàng có góc nhìn chi tiết hơn về hành vi này:

Ví dụ 1: Tổng giám đốc của công ty TNHH X lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chỉ đạo nhân viên trong công ty (kế toán và thủ quỹ) lập khống chứng từ để quyết toán hợp đồng kinh tế rút tiền gần 02 tỷ đồng. Sau đó, Tổng giám đốc chia cho thủ quỹ, kế toán mỗi người 100 triệu đồng, số tiền còn lại sử dụng cho mục đích cá nhân.

Ví dụ 2: Chị B là thủ quỹ của một công ty bảo hiểm, trong quá trình làm việc, chị A đã lập chứng từ khống để rút tiền của công ty sau đó dùng số tiền này để mua ô tô phục vụ cho mục đích cá nhân.

2. Tham ô bao nhiêu tiền thì bị xử lý hình sự? 

Hiện nay, tội tham ô tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), theo đó người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý với giá trị từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tham ô tài sản:

- Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về một trong các tội: Tội nhận hối lộ; Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ…, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Như vậy, theo quy định nêu trên, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên có thể bị truy cứu về Tội tham ô tài sản. Căn cứ trên câu hỏi của anh/ chị, người bạn của anh/ chị và người đồng nghiệp đó đã câu kết khai man giấy tờ để trục lợi 18 triệu đồng (lớn hơn 02 triệu đồng) thì đã cấu thành hành vi tham ô tài sản và người bạn này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Luật.

3. Mức phạt Tội tham ô tài sản hiện nay thế nào?

Hiện nay, mức hình phạt đối với tội danh tham ô tài sản được quy định cụ thể tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Cụ thể mức hình phạt được quy định như sau:

Hình phạt chính:

- Khung 01: Phạt tù từ 02 - 07 năm nếu tham ô tài sản có giá trị từ 02 - dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Khung 02: Phạt tù từ 07 - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100 - dưới 500 triệu đồng;

+ Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 01 - dưới 03 tỷ đồng;

+ Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

- Khung 03: Phạt tù từ 15 - 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng - dưới 01 tỷ đồng;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 03 tỷ đồng - dưới 05 tỷ đồng;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

- Khung 04: Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 01 tỷ đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 05 tỷ đồng trở lên.

- Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 - 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

4. Hoàn trả tiền tham ô có được giảm án không?

Theo quy định của bộ luật hình sự hiện nay thì khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự (theo Điều 50 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).

Theo đó, nếu người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả cũng là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Vì vậy, nếu bạn của bạn (người phạm tội) mà tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả đồng thời hoàn trả số tiền đã tham ô thì được coi là căn cứ để xác định tính chất của vụ án được giảm bớt mức độ nguy hiểm cho xã hội và được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Đây được coi là những căn cứ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người bạn của bạn .

Bên cạnh đó, nếu bạn của bạn (người phạm tội) chủ động đi tự thú, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án thì vẫn sẽ được hưởng thêm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017). 

5. Phạm tội tham ô tài sản có bị kết án tử hình không?

Tại khoản 4 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội tham ô tài sản như sau:

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Tuy nhiên, tại Điều 40 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tử hình như sau:

1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.

2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

b) Người đủ 75 tuổi trở lên;

c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

Theo quy định thì người nào phạm tội tham ô tài sản thì có thể bị tử hình. Tuy nhiên, trường hợp người phạm tội sau khi kết án tử hình đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì người đó được chuyển hình phạt từ từ hình xuống chung thân.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1045 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo