Thủ tục tạm nhập tái xuất than [Cập nhật 2024]

Tạm nhập có thể hiểu nghĩa đơn thuần là việc nhập khẩu hàng hóa trong một thời gian ngắn hạn (“tạm”) vào lãnh thổ Viêt Nam. Thông thường, hàng hóa sau khi được nhập khẩu vào một quốc gia thì sẽ được lưu lại tại quốc gia đó để phân phối ra thị trường hoặc phục vụ cho một mục đích nhất định của doanh nghiệp nhập khẩu trong sản xuất kinh doanh và có lưu thông trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, với trường hợp tạm nhập thì hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích cho lưu thông tại thị trường Việt Nam mà sau một thời gian ngắn được xuất khẩu sang nước thứ ba. Vậy Thủ tục tạm nhập tái xuất than? Hãy cùng ACC tìm hiểu bài viết dưới đây.

Thủ tục tạm nhập tái xuất than  [Cập nhật 2023]
Thủ tục tạm nhập tái xuất than [Cập nhật 2023]

Khái niệm kinh doanh tạm nhập, tái xuất

Tạm nhập có thể hiểu nghĩa đơn thuần là việc nhập khẩu hàng hóa trong một thời gian ngắn hạn (“tạm”) vào lãnh thổ Viêt Nam. Thông thường, hàng hóa sau khi được nhập khẩu vào một quốc gia thì sẽ được lưu lại tại quốc gia đó để phân phối ra thị trường hoặc phục vụ cho một mục đích nhất định của doanh nghiệp nhập khẩu trong sản xuất kinh doanh và có lưu thông trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, với trường hợp tạm nhập thì hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích cho lưu thông tại thị trường Việt Nam mà sau một thời gian ngắn được xuất khẩu sang nước thứ ba.

Tái xuất là quá trình tiếp sau của tạm nhập. Sau khi hàng hóa được làm thủ tục thông quan, nhập khẩu vào Việt Nam thì sẽ được xuất khẩu lại tới một quốc gia khác. Bản chất, hàng hóa này được xuất khẩu hai lần, xuất khẩu đi từ nước đầu tiên sau đó tạm nhập khẩu vào Việt Nam và lại xuất khẩu sang một nước khác nên gọi là tái xuất.

Căn cứ pháp lý: Luật Hải quan 2014

Quy định của pháp luật về chuyển khẩu

Căn cứ theo Điều 43 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về chuyển khẩu hàng hóa như sau:

Chuyển khẩu hàng hóa

  1. Thương nhân kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép chuyển khẩu hàng hóa, trừ trường hợp việc chuyển khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam.
  2. Thương nhân chỉ phải làm thủ tục chuyển khẩu tại cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
  3. Hàng hóa chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam chịu sự giám sát của cơ quan hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
  4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam theo khoản 1 Điều 30 Luật Thương mại 2005.

Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

- Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau:

+ Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.

+ Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu của Bộ Công Thương.

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.

- Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do doanh nghiệp ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng,

- Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam tại cùng một khu vực cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi đưa vào Việt Nam cho tới khi được đưa ra khỏi Việt Nam.

- Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thủ tục tạm nhập tái xuất than

Theo đó chỉ có doanh nghiệp và đáp ứng được các điều kiện của Điều 4 về điều kiện kinh doanh than Thông tư 14/2013/TT-BCT mới được phép nhập khẩu than. Khi đáp ứng được các điều kiện này bạn được phép nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam mà không cần xin giấy phép nhập khẩu.

– Căn cứ Điều 4 Thông tư 05/2014/TT-BCT về quy định chung về kinh doanh, tạm nhập tái xuất hàng hóa:

  1. Trừ trường hợp hàng hóa thuộc Phụ lục I, II và trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này, doanh nghiệp Việt Nam thành lập theo quy định pháp luật (sau đây gọi là doanh nghiệp) được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Thủ tục tạm nhập, tái xuất thực hiện tại cơ quan hải quan cửa khẩu, không cần có Giấy phép của Bộ Công Thương.
  2. Kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện. Điều kiện đối với từng nhóm hàng hóa quy định tại Mục 2 Chương này.
  3. Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất của Bộ Công Thương. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Chương III Thông tư này.

Theo đó , than là mặt hàng không thuộc phụ lục I, II Thông tư 05/2014/TT-BCT và cũng không thuộc mặt hàng quy định tại phục lục III, IV, V Thông tư 05/2014/TT-BCT nên than là mặt hàng thuộc diện kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

Để được tiêu thụ mặt hàng này tại Việt Nam thì bạn phải thành lập ( hoặc có) Doanh nghiệp theo quy định của pháp luât Việt Nam, được quyền kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất. Sau đó bạn tới cơ quan hải quan để làm thủ tục hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo các thủ tục quy định tại Quyết định 1842/QĐ-BTC ngày 30/7/2014:

Bước 1: Người khai hải quan thực hiện khai hải quan đối với hàng hóa tạm nhập trên tờ khai hải quan theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015, các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan nộp cho cơ quan hải quan để đăng ký tờ khai hải quan tạm nhập.

– Bước 2: Cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan, kiểm tra hồ sơ, hàng hóa và thông quan; thu thuế, phí và lệ phí hải quan; đóng dấu đã làm thủ tục hải quan; trả tờ khai cho người khai hải quan.

Trường hợp hàng hóa được giao cho người khai hải quan mang về kho bãi để lưu giữ thì tiến hành lập biên bản bàn giao, niêm phong hàng hóa giao cho người khai hải quan tự vận chuyển và bảo quản.

– Bước 3: Người khai hải quan thực hiện khai hải quan đối với hàng hóa tái xuất trên tờ khai hải quan theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC   ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan nộp cho cơ quan hải quan để đăng ký tờ khai hải quan tái xuất.

– Bước 4: Cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan, kiểm tra hồ sơ, hàng hóa và thông quan. Thu thuế, phí và lệ phí hải quan; đóng dấu đã làm thủ tục hải quan; giám sát việc tái xuất hàng hóa và xác nhận vào tờ khai hải quan; trả tờ khai cho người khai hải quan.

Trên đây, ACC đã giúp bạn tìm hiểu về Thủ tục tạm nhập tái xuất than. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có câu hỏi thắc mắc xin vui lòng liên hệ website của Công ty Luật ACC để được giải đáp nhé.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (767 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!