Tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu, Mục đích đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày một khốc liệt giữa vô vàn các nhà sản xuất lớn nhỏ trên thế giới hiện nay, có thể thấy rằng, hầu hết các doanh nghiệp đều không quên việc tạo ra nhãn hiệu cho sản phẩm trước khi doanh nghiệp đưa sản phẩm đó ra thị trường. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là thủ tục quan trọng nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của họ đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, hiện nay, đăng ký bảo hộ thương hiệu vẫn là cách gọi được sử dụng phổ biến thay cho đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (pháp luật chỉ quy định việc bảo hộ đối với nhãn hiệu). Còn thương hiệu là thuật ngữ được sử dụng phổ biến ngày nay để chỉ tên gọi của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Luật ACC sẽ tiếp cận với thuật ngữ thương hiệu thay cho nhãn hiệu để giáp đáp câu hỏi tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu (nhãn hiệu). 

Trước tiên, muốn trả lời được câu hỏi tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu thì cần hiểu bảo hộ thương hiệu là gì.

1. Bảo hộ thương hiệu là gì?

tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu? Nhãn hiệu là một đối tượng sở hữu công nghiệp và bảo hộ nhãn hiệu (thương hiệu) là một khía cạnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. 

Dưới khía cạnh khách quan, bảo hộ thương hiệu là hệ thống các quy định pháp luật do nhà nước ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập, công nhận, thực hiện quyền đối với thương hiệu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể quyền chống lại các hành vi vi phạm.

Dưới góc độ chủ quan, bảo hộ thương hiệu là các hoạt động thực tế liên quan đến việc xác lập, công nhận quyền đối với thương hiệu và bảo vệ quyền đến với thương hiệu chống lại các hành vi vi phạm.

Như vậy, bảo hộ thương hiệu có thể được hiểu bao gồm hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ thể quyền và các bên liên quan về:

- Hoạt động xác lập, đăng ký quyền đối với thương hiệu;

- Hoạt động khai thác và sử dụng thương hiệu;

- Hoạt động bảo vệ thương hiệu chống lại các hành vi vi phạm.

Vậy tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu, chúng ta sẽ cùng giải đáp thắc mắc trong mục dưới đây.

2. Tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu

Đăng ký bảo hộ thương hiệu là việc doanh nghiệp đăng ký quyền được bảo hộ về thương hiệu khi có nhu cầu xác lập về quyền sở hữu độc quyền đối với thương hiệu đó. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu này có thể được tiến hành bằng nhiều cách thức khác nhau, tùy theo mục đích, sự lựa chọn của doanh nghiệp. Vậy tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu?

Thứ nhất, mục đích đăng ký bảo hộ thương hiệu hướng tới việc đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho chủ sở hữu thương hiệu. Quyền sở hữu thương hiệu sẽ phát sinh khi chủ thể đăng ký bảo hộ thành công đối với thương hiệu đó. Đăng ký thành công là khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu. Đây cũng chính là cơ sở pháp lý để cho phép chủ sở hữu được độc quyền sử dụng thương hiệu đã được bảo hộ nhằm mục đích kinh doanh.

Thứ hai, đăng ký bảo hộ thương hiệu góp phần nâng cao giá trị hàng hóa/dịch vụ. Khi thương hiệu được bảo hộ, hàng hóa/dịch vụ mang thương hiệu sẽ tạo được sự tin cậy, tăng sự bảo đảm cho người tiêu dùng. Vì vậy, mục đích đăng ký bảo hộ thương hiệu là giúp người tiêu dùng tin tưởng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ lâu dài, hay trả giá cao hơn để sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó. Uy tín của thương hiệu cũng được nâng cao lên rất nhiều.

Thứ ba, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút các đối tác kinh doanh. Mục đích đăng ký bảo hộ thương hiệu nhằm tạo cho cá nhân, tổ chức kinh doanh hình ảnh chuyên nghiệp trong công việc, tạo sự tin tưởng cho các đối tác trong và ngoài nước để từ đó, họ có thể đưa ra các quyết định hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, ký hợp đồng hợp tác kinh doanh... Đặc biệt là khi làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài, những người luôn quan tâm đến khía cạnh pháp lý và tính chuyên nghiệp trong công việc thì việc chủ sở hữu đăng ký bảo hộ thương hiệu phải là yêu cầu bắt buộc.

Thứ tư, mục đích đăng ký bảo hộ thương hiệu là loại trừ rủi ro và tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường nước ngoài. Khi thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại thị trường nước ngoài, đồng nghĩa với việc địa vị pháp lý của chủ sở hữu đối với thương hiệu sẽ được pháp luật quốc gia sở tại bảo hộ. Điều này là cơ sở để chủ sở hữu có thể yên tâm đầu tư, phát triển nhãn hiệu của mình tại thị trường đó, tránh được những rủi ro đến từ tranh chấp nhãn hiệu, cũng như được tạo điều kiện thuận lợi để chống lại các hành vi làm hàng giả, hàng nhái sản phẩm mang thương hiệu của mình.

Thứ năm, đăng ký bảo hộ thương hiệu giúp đóng góp vào việc tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh. Mục đích đăng ký bảo hộ thương hiệu này thể hiện ở nguyên tắc công tắc công bằng. Một chủ thể đầu tư tiền bạc, thời gian vào việc xây dựng và phát triển uy tín của hàng hóa/dịch vụ gắn với thương hiệu thì chủ thế khác không thể kiếm lợi từ sự đầu tư đó. Cạnh tranh lành mạnh đòi hỏi các chủ thể kinh doanh chỉ có thể thu lợi từ việc đầu tư công sức, tiền bạc của chính mình chứ không phải lợi dụng uy tín của đối thủ cạnh tranh. Đây là một mục tiêu mà bất kỳ nước nào cũng hướng tới khi điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Chung quy lại, có rất nhiều lý do lý giải cho câu hỏi tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu. Từ đây cho thấy được tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu. Để có được thương hiệu vững chãi, thành công gắn liền với doanh nghiệp thì yêu cầu đầu tiêu của các chủ thể kinh doanh cần xác định đó là tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu. Việc đặt câu hỏi tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu giúp doanh nghiệp có những bước xây dựng thương hiệu độc quyền của riêng mình, tạo được chỗ đứng trong thị trường trong nước và quốc tế.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về câu hỏi tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu. Nếu có thắc mắc gì về tư vấn tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu hay những vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi như sau: Hotline: 1900.3330 hoặc Zalo: 084.696.7979 hoặc Email: [email protected] 

Công ty Luật ACC rất hân hạnh được hỗ trợ quý khách hàng!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (667 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo