Tài nguyên nước là gì? (Cập nhật 2024)

Đối với cả cơ thể con người hay cả trái đất của chúng ta tài nguyên nước là gì là một trong những tài nguyên thiên nhiên quan trọng bậc nhất. Do đó, việc đưa nội dụng này vào những quy định pháp luật là điều cần thiết để đảm bảo sử dụng hiệu quả và quản lý chặt chẽ tài nguyên này. Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu về vấn đề pháp lý này trong bài viết dưới đây từ những quy định mới nhất hiện hành.

Tài nguyên nước là gì
Tài nguyên nước là gì

1. Khái niệm tài nguyên nước là gì?

Khái niệm

Định nghĩa tài nguyên nước là gì được giải thích tại Khoản 1, Điều 2, Luật tài nguyên nước năm 2012. Theo đó, có thể hiểu thuật ngữ này như sau:

“ Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. 

Phân loại

- Theo đó, tài nguyên nước là tổng hợp bao gồm tất cả những nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác có trong lãnh thổ Việt Nam. 

- Trong đó:

+ Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.

+ Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất.

+ Nguồn nước liên tỉnh là nguồn nước phân bố trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

+ Nguồn nước nội tỉnh là nguồn nước phân bố trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

+ Nguồn nước liên quốc gia là nguồn nước chảy từ lãnh thổ Việt Nam sang lãnh thổ nước khác hoặc từ lãnh thổ nước khác vào lãnh thổ Việt Nam hoặc nguồn nước nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng.

2. Khai thác và sử dụng tài nguyên nước theo quy định

Việc sử dụng và khai thác tài nguyên nước là gì được pháp luật quy định một cách cụ thể về những nguyên tắc trong quá trình khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này. Cụ thể như sau:

2.1 Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả

- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước phải thực hiện các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

- Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hệ thống cấp nước, vận hành công trình, hệ thống công trình thủy lợi phải đảm bảo hạn chế thất thoát nước trong các hệ thống cấp nước.

- Tổ chức, cá nhân đầu tư sử dụng tài nguyên nước là gì tuần hoàn, tái sử dụng nước, thu gom, sử dụng nước mưa, sử dụng nước được khử muối từ nước lợ, nước mặn, đầu tư thiết bị, công nghệ tiết kiệm nước, được vay vốn ưu đãi và miễn, giảm thuế.

2.2 Khai thác, sử dụng tài nguyên nước

- Quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước, gồm:

+ Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và mục đích hợp pháp khác.

+ Hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

+ Được dẫn nước chảy qua đất liền kề thuộc quyền quản lý, sử dụng của tổ chức, cá nhân khác.

- Nghĩa vụ khi khai thác, sử dụng tài nguyên nước:

+ Bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

+ Sử dụng nước đúng mục đích, tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả.

+ Thực hiện nghĩa vụ về tài chính; bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước là gì.

2.3 Điều hòa, phân phối tài nguyên nước

- Bảo đảm công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân sử dụng nước trên cùng một lưu vực sông, giữa thượng lưu với hạ lưu, giữa bờ phải với bờ trái.

- Ưu tiên về số lượng, chất lượng nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp góp phần bảo đảm an ninh lương thực và các nhu cầu thiết yếu khác của người dân.

- Bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, ngưỡng khai thác nước dưới đất.

- Kết hợp khai thác, sử dụng nguồn nước mặt với khai thác, sử dụng nguồn nước dưới đất, nước mưa; tăng cường việc trữ nước trong mùa mưa để sử dụng cho mùa khô.

Trên đây là những thông tin về tài nguyên nước là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích gửi đến bạn đọc. Hy vọng những đã giúp ích cho bạn đọc để giải quyết các vấn đề pháp lý mà mình đang gặp phải. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn đọc cần tư vấn nhiều hơn về bất kỳ lĩnh vực pháp lý nào để nhận được dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín và hiệu quả.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (901 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo