Những ai không nên uống chè đắng?

1, Chè đắng là gì?

Chè đắng là một loại thảo dược có nhiều tính năng chữa bênh. Loại cây này không chỉ được sử dụng để làm thuốc mà còn được sử dụng để hãm trà uống hằng ngày.
Cây chè đắng được trồng nhiều ở Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Ở Việt Nam chè đắng được trồng ở Cao Bằng. Ở Trung Quốc, chè đắng được trồng nhiều nhất ở Quảng Tây. Chè đắng là loại cây thân gỗ, có cây cao đến 30 mét. Đây là loại cây vốn mọc hoang và phân bố nhiều ở những vùng có khí hậu ôn hòa, đất ẩm...
nhung ai khong nen uong che dang
Những ai không nên uống chè đắng? Chè đắng là một loại thức uống được chế biến từ cây thảo dược chè đắng.
Cây chè đắng có thân cao, có thể cao tới 30m, đường kính 60cm hoặc hơn thế, cây thẳng, lá đơn, mọc so le, có màu xanh, phiến lá dài 15-20cm, rộng 4-6cm, mép lá có răng cưa nhỏ. Cây ra hoa màu vàng, thường ra ở nách thành từng chùm, quả mọng, bên trong có hạt.
Khi được chế biến thành trà để dùng hãm nước uống, chè đắng được chế biến cuộn chặt như cái đinh, vị lại rất đắng. Tiếng Trung Quốc khổ là đắng, chè là trà nên có tên gọi khác: “Khổ đinh trà”.
Theo Đông y,  chè đắng là cây có tính hàn, vị đắng kèm theo hơi ngọt, không độc. Chúng có tác dụng tản phong nhiệt, chữa cảm mạo nhức đầu, ngứa mắt, viêm mũi, giải độc, làm dịu chứng rung cơ, giảm khát, chữa viêm phế quản, giảm ho, tiêu đờm; Tăng cường tiêu hóa, giảm tác hại của bệnh tiêu chảy, ổn định thần kinh, tăng trí nhớ. Phục hồi sức khỏe nhanh ở những người lao động mệt mỏi, rất tốt và bồi bổ cơ thể.
Hiện nay, y học hiện đại đã khám phá ra rất nhiều hợp chất tốt có trong trà đắng có tác dụng chữa bệnh như:
Chất caffeine (chiếm 1-6%) có tác dụng giúp tác động lên hệ thần kinh trung khu. Điều này gây hưng phấn tinh thần, giúp tinh thần trở nên sảng khoái hơn, dễ chịu hơn, tập trung hơn, tư duy hoạt bát, nhất là sau khi lao động mệt mỏi. Đồng thời chất caffeine còn tăng cường co bóp cơ vân, làm giảm sự hấp thụ canxi ở ruột, lợi tiểu.
Chữa đau gan và chứng thở hổn hển: chất theophyline có trong chè đắng có khả năng làm nhão cơ trơn. Do đó có tác dụng chữa chứng đau gan và hô hấp hổn hển hiệu quả.
Do có tính đắng kết hợp với chất tanin có trong nước chè đắng giúp ức chế và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn kháng khuẩn, nhất là đối với lị trực trùng.
Hạ huyết áp: các dịch tiết của chè đắng giúp làm giảm xơ cứng mạch máu. Nhờ đó không chỉ giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định mà còn trị được chứng cao huyết áp.
Tốt cho người sống trong môi trường có hóa chất độc hại: Bởi chè đắng có tác dụng chống độc, sẽ làm giảm và mất dần đi các triệu chứng đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, đau nhức khớp, da tái nhợt, men gan tăng, rối loạn công thức máu...người trở nên khỏe khoắn hơn.
Phòng chống độc hiệu quả: các chất có trong nước chè đắng, nhất là chất plavanoit có tác dụng tốt trong việc loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, vì vậy chống nhiễm độc tốt.
Chữa đau tim:  lấy rễ cây chè đắng già, rễ cây me và rễ cây thiên thảo đem sắc lấy nước uống, dùng liên tiếp 1 tháng sẽ thấy không còn đau tim, nhịp tim ổn định hơn, ăn ngủ tốt.
Chữa lở loét, mụn nhọt: Do chè  đắng có chứa các chất như stachyos, raffinose, fructose, saccharose, glucose và một lượng nhỏ hợp chất phenol...giúp các vết thương nhanh lành, không để lại sẹo, giải độc tốt.
Phòng chống ung thư: Nhờ các chất theophyline, theobronine, cafeine có trong chè đắng đã kích thích cơ thể sinh sản ra Interferon trong máu. Chất này giúp ức chế sự phát triển và phân chia của các tế bào ung thư, giúp thải độc và ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả.

2, Những ai không nên uống chè đắng

Người bị cảm lạnh

Đối với những bệnh nhân bị cảm lạnh, thực phẩm hoặc đồ uống có tính nóng ấm như gừng, quế, tía tô, kinh giới... là lựa chọn phù hợp nhất. Những thực phẩm có tính nóng sẽ giúp khử lạnh trong cơ thể. Trong khi đó, chè đắng lại có tính hàn, nếu bạn uống vào sẽ cản trở quá trình phát tán phong hàn, khiến bệnh kéo dài. Thậm chí có thể gây nhiều biến chứng ngoài mong muốn.
Người có thể trạng hàn: Người tạng hàn nên sử dụng các thực phẩm ấm nóng như thịt dê, thịt chó... Thế nhưng, nếu uống trà đắng có thể khiến cơ thể bị lạnh, không tốt cho thể chất. Thậm chí có thể gây đau bụng, tiêu chảy.

Người bị viêm dạ dày

Người bị viêm dạ dày thường có những biểu hiện tỳ vị hư hàn. Khi bụng bị nhiễm lạnh hoặc ăn các thực phẩm có tính hàn lương rất dễ gây tiêu chảy. Việc uống trà đắng sẽ khiến các chứng trạng hư hàn càng thêm trầm trọng.

Người già và trẻ nhỏ

Người cao tuổi dương khí đã suy, hoặc trẻ nhỏ dương khí vẫn còn yếu. Nếu uống trà đắng có thể dẫn đến các tác dụng phụ bất lợi như rối loạn tiêu hóa, đau bụng tiêu chảy.

Phụ nữ đang kì kinh nguyệt

Cơ thể phụ nữ đang kì kinh nguyệt sẽ bị mất máu nhiều và sức đề kháng cũng giảm. Nếu uống trà đắng có thể dẫn đến tình trạng khí huyết ngưng hết, kinh huyết khó bài xuất ra ngoài gây nên thống kinh. Thậm chí có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Còn những phụ nữ bị mắc bệnh thống kinh thì ngay cả những ngày bình thường cũng không nên uống trà đắng.

Sản phụ mới sinh

Phụ nữ vừa sinh con cơ thể còn suy nhược. Do đó nên sử dụng những thực phẩm có tính ôn bổ. Trà  đắng có tính hàn không tốt cho sự phục hồi của tử cung. Hơn nữa chúng còn có thể gây tổn thương tỳ vị, rất dễ dẫn đến tình trạng lạnh bụng, đau bụng triền miên khó chữa.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (704 lượt)

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!