So Sánh Kiểu Dáng Công Nghiệp Và Quyền Tác Giả [Chi Tiết 2023]

Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm quyền chính: quyền tác giả và quyền liên quan; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng. Giữa các nhóm quyền đều có những điều kiện, đặc điểm phát sinh quyền bảo hộ khác nhau. Trong quyền sở hữu công nghiệp cũng bao gồm nhiều quyền khác, đặc biệt là quyền đối với kiểu dáng công nghiệp. Vậy có sự khác biệt gì giữa quyền đối với kiểu dáng công nghiệp và quyền tác giả? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tiến hành so sánh kiểu dáng công nghiệp và quyền tác giả. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

 

So Sánh Kiểu Dáng Công Nghiệp Và Quyền Tác Giả [chi Tiết 2023]

So Sánh Kiểu Dáng Công Nghiệp Và Quyền Tác Giả [Chi Tiết 2023]

 

1. Khái niệm quyền tác giả và quyền đối với kiểu dáng công nghiệp

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. (Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009).

Ví dụ về quyền tác giả:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác. Ví dụ: sách giáo khoa tiếng Anh lớp 8…
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác. Ví dụ: Bài giảng của giảng viên được ghi hình lại bằng điện thoại di động.
  • Tác phẩm báo chí: phóng sự của VTV về dịch bệnh Covid-19.
  • Tác phẩm âm nhạc;
  • Tác phẩm sân khấu. Ví dụ: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
  • Tác phẩm điện ảnh: Bộ phim Mắt biếc của đạo diễn Victor Vũ…
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng.
  • Tác phẩm nhiếp ảnh. Ví dụ: Hình ảnh chụp rcô gái bên bình hoa từ một chiếc máy ảnh…
  • Tác phẩm kiến trúc: những công trình kiến trúc, điêu khắc nghệ thuật.
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học.

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. (Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009).

Ví dụ về quyền sở hữu công nghiệp:

  • Nhãn hiệu:Giày Nike giả, mỹ phẫm giả nhãn hịêu Unilever, P&G, Nivea, Loreal; sữa giả nhãn hiệu Nestle, xe máy giả nhãn hiệu Honda…
  • Chỉ dẫn địa lý: nước mắm chỉ dẫn địa lý Phú Quốc…

2. Đối tượng bảo hộ:

– Quyền tác giả: Quyền tác, quyền liên quan quyền tác giả.

– Quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, mạch tích hợp bán dẫn, bí mật khinh doanh.

3. So sánh quyền tác giả và kiểu dáng công nghiệp

3.1 Giống nhau:

  • Đều thuộc một trong những quyền được bảo hộ là sản phẩm của sở hữu trí tuệ.
  • Đều mang lại cho tác giả, chủ sở hữu những lợi ích nhất định.
  • Tránh các hành vi xâm phạm.

3.2 Khác nhau:

  Quyền tác giả Quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
Khái niệm Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Là quyền của tổ chức, cá nhân được bảo hộ đối với kiểu dáng, hình dáng bên ngoài của sản phẩm như: hình khối, màu sắc, đường nét…
Đối tượng được bảo hộ Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

Bảo hộ qua việc được định hình dưới một hình thức nhất định mà không quan tâm đến nội dung.

Chú trọng đến tính thẩm mỹ, nghệ thuật, do đó bảo hộ nội dung của những thiết kế mang tính thẩm mỹ của hình dáng bên ngoài sản phẩm.
Thời điểm phát sinh Khi tác phẩm được định hình dưới hình thức nhất định. 

Không cần đăng ký bảo hộ. Bảo hộ theo cơ chế tự động.

Khi được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp thì mới phát sinh quyền bảo hộ. 

Phải đăng ký bảo hộ.

Thời hạn bảo hộ Quyền nhân thân: vô thời hạn trừ Khoản 3 Điều 19 LSHTT

Quyền tài sản:

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này; 8 b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết; c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Ngắn hơn quyền tác giả:

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.

 

Điều kiện bảo hộ Tính nguyên gốc; tính sáng tạo.

Do chính tác giả trực tiếp sáng tạo

Có tính mới;

Có tính sáng tạo;

Có khả năng áp dụng công nghiệp.

4. Mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Có thể rút ra rằng cả hai quyền này đều bảo vệ sản phẩm của chủ sở hữu. Tùy vào từng đối tượng khác nhau mà thuộc loại quyền khác nhau. Quyền sở hữu của mỗi cá nhân lên đối tượng cũng khác nhau.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quyền tác giả chính là quyền sở hữu công nghiệp. Việc phát sinh quyền đối với cùng một đối tượng lại khác nhau. Hơn nữa, một số quyền sở hữu công nghiệp có thể chuyển nhượng được. Trong khi đó, quyền nhân thân của quyền tác giả lại không thể chuyển nhượng được.

Hy vọng với những so sánh kiểu dáng công nghiệp và quyền tác giả đã giúp bạn phân biệt được hai loại quyền này. Nếu bạn còn những băn khoăn, thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi tại ACC để được hỗ trợ tư vấn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (984 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo