Siết nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp

Ngày nay, hoạt động đầu tư trái phiếu được coi như một hình thức kinh doanh, đầu tư của những chủ thể có điều kiện cũng như có sở thích đối với chứng khoán. Trái phiếu đã ngày càng trở nên phổ biến và thân thuộc với mọi người trong xã hội. Vậy, siết chặt trái phiếu doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về siết chặt trái phiếu doanh nghiệp

H́nh 2 Ngh Nh Phát Hành Trái Phi U

1.Khái quát về trái phiếu

Khi tìm hiểu về siết chặt trái phiếu doanh nghiệp, chủ thể cần nắm được khái quát về trái phiếu.

Khái niệm trái phiếu chính là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp hoặc chính phủ với người nắm giữ.

Chứng khoán là khái niệm được dùng khi đề cập đến các sản phẩm tài chính xác nhận sở hữu hợp pháp đối với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Khái niệm chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ, chứng quyền...

Trong số các loại chứng khoán, trái phiếu là loại xác nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành (doanh nghiệp hoặc chính phủ) với người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) với một khoản tiền trong một thời gian xác định.

Người sở hữu trái phiếu sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc sử dụng vốn vay như thế nào của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thanh toán đầy đủ theo hợp đồng vay.

Đơn vị phát hành trái phiếu phải trả lợi tức cho người sở hữu trái phiếu và hoàn trả khoản tiền vay khi trái phiếu đáo hạn.

Thu nhập của trái phiếu được gọi là lợi tức - là khoản tiền lãi được trả cố định thường kỳ cho người nắm giữ và không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của đơn vị phát hành.

Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi công ty bị giải thể hoặc phá sản, người nắm giữ trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu. Khác với người nắm giữ cổ phiếu, trái chủ (người nắm giữ trái phiếu) không có quyền tham gia vào hoạt động của công ty.

Có nhiều loại trái phiếu khác nhau, được phân loại tuỳ theo đơn vị phát hành (trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ), lợi tức (lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất bằng 0), mức độ đảm bảo thanh toán, hình thức và tính chất trái phiếu...

Trái phiếu ngân hàng: Các tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành trái phiếu nhằm tăng thêm vốn để hoạt động.

Trái phiếu chính phủ: Chính phủ phát hành trái phiếu để đáp ứng được nhu cầu chi tiêu. Ngoài ra còn có mục đích để huy động số tiền nhàn rỗi của dân, tổ chức kinh tế – xã hội. Trái phiếu của Chính phủ được xem là có uy tín và ít rủi ro nhất trên thị trường.

Trái phiếu doanh nghiệp: Đây là các trái phiếu được các doanh nghiệp, công ty phát hành ra để tăng vốn hoạt động cho doanh nghiệp. Trái phiếu của doanh nghiệp có rất nhiều loại và vô cùng đa dạng.

Ngoài ra còn một số cách phân loại khác như phân loại theo lợi tức, tính chất trái phiếu, mức độ đảm bảo thanh toán, hình thức. Cụ thể như sau:

Phân loại theo lợi tức trái phiếu gồm: Trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất biến đổi (gọi là lãi suất thả nổi), trái phiếu có lãi suất bằng không.

Phân loại theo hình thức trái phiếu: Trái phiếu ghi danh và trái phiếu vô danh.

Phân loại theo tính chất trái phiếu: Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu, trái phiếu có thể mua lại, trái phiếu có thể chuyển đổi.

Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán: Trái phiếu đảm bảo, trái phiếu không đảm bảo.

2.Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Khi tìm hiểu về siết chặt trái phiếu doanh nghiệp, chủ thể cũng cần nắm được thông tin liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp.

Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán được phát hành bởi doanh nghiệp dưới dạng bút toán ghi nợ và và chứng chỉ. Khi mua trái phiếu của một doanh nghiệp, tức nghĩa là khách hàng đang là chủ nợ của họ. Vì vậy khi đến kỳ hạn, doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán cả lãi và gốc theo quy định cho các nhà đầu tư trái phiếu.

Trên thị trường hiện nay có 2 loại trái phiếu doanh nghiệp phổ biến:

Trái phiếu niêm yết: Là trái phiếu được đăng ký và lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Trái phiếu loại này được giao dịch rộng rãi trên các sàn chứng khoán tập trung (HNX và HSX). Quá trình giao dịch phải tuân theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán niêm yết.

Trái phiếu OTC: Còn được gọi là trái phiếu phi tập trung, và được giao dịch tại thị trường OTC. Giao dịch sẽ được tiến hành giữa các nhà đầu tư theo nguyên tắc “thuận mua, vừa bán”, sẽ không bị ràng buộc bởi các chính sách pháp lý.

3.Tình hình siết chặt trái phiếu doanh nghiệp

Tình hình siết chặt trái phiếu doanh nghiệp cụ thể như sau:

Theo Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), thị trường TPDN tiếp tục nối dài thêm một tháng trầm lắng ở hoạt động phát hành mới. Cụ thể: Trong tháng 8/2022, có 26 đợt phát hành TPDN riêng lẻ với giá trị 13.930 tỷ đồng và 1 đợt phát hành trái phiếu ra công chúng trị giá 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong đó chủ yếu là trái phiếu của các ngân hàng thương mại; các lĩnh vực khác tiếp tục khá hạn chế, chỉ có 2 đợt phát hành từ Công ty cổ phần (CTCP) Fuji Nutri Food và CTCP Đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền với tổng 1.800 tỷ đồng.

Hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang rơi vào khoảng trống đột ngột. Từ sự bùng nổ và liên tục gia tăng trong các năm 2020 và 2021, hoạt động phát hành mới ở các lĩnh vực ngoài ngân hàng rơi vào trầm lắng. Những rủi ro đầu tư và rủi ro pháp lý bộc lộ ở một số trường hợp sau giai đoạn phát triển nóng, cùng hướng siết chặt lại cơ chế pháp lý (đặc biệt việc sửa đổi Nghị định 153 về phát hành TPDN) được cho là nguyên do).

Trên thị trường tiền tệ, bối cảnh ngột ngạt của room tăng trưởng tín dụng kéo dài, lãi suất tăng, thậm chí có những thời điểm căng thẳng thanh khoản hệ thống ngân hàng cũng khiến hoạt động phát hành TPDN thêm bất lợi.

Ông Đặng Trần Phục cho biết: Để xử lý được vấn đề này, doanh nghiệp phát hành trái phiếu cần sử dụng vốn hiệu quả hơn, thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết, trả nợ đúng hạn. “Họ nên thành lập bộ phận quản trị tài chính, có nhiệm vụ tính toán dòng tiền, nhu cầu vốn, giúp doanh nghiệp hoạt động theo một kế hoạch bài bản. Doanh nghiệp cần có bộ phận quan hệ nhà đầu tư nhằm tương tác và đưa ra sản phẩm phù hợp với nhà đầu tư, góp phần làm việc sử dụng đồng vốn một cách minh bạch, hiệu quả hơn. Việt Nam cần có những quy định rõ ràng liên quan đến trách nhiệm của các bên liên quan khác như đại lý phát hành, quy định rõ về tài sản đảm bảo…”, Chủ tịch HĐQT AzFin đề xuất.

Đối với nhà đầu tư, một số ý kiến cho rằng: Cần nhìn nhận trái phiếu cũng là một kênh đầu tư, hãy phân bổ nguồn vốn của mình một cách hợp lý. Nếu trực tiếp mua trái phiếu, nhà đầu tư phải tự mình tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin của nhà phát hành hoặc có thể tìm đến các nhà tư vấn chuyên nghiệp, các quỹ đầu tư TPDN.

Những vấn đề có liên quan đến siết chặt trái phiếu doanh nghiệp và những thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về siết chặt trái phiếu doanh nghiệp sẽ giúp chủ thể hiểu rõ ràng và chính xác hơn về vấn đề này.

Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến siết chặt trái phiếu doanh nghiệp cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.

Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.

Gọi trực tiếp cho chúng tôi theo hotline 1900.3330 để được tư vấn chi tiết.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1064 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo