Quyết toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Quyết toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đang là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên, để có thể hiểu về loại hình quyết toán này thì không phải dễ. Vì thế, để giải đáp các thắc mắc của bạn ACC xin gửi đến bạn một số thông tin liên quan đến Quyết toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Mời bạn cùng tham khảo!

Quyet-toan-thue-GTGT-theo-phuong-phap-khau-tru

Quyết toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

1. Phương pháp khấu trừ là gì?

Khấu trừ thuế được áp dụng với loại hình thuế giá trị gia tăng – là việc doanh nghiệp xác định số thuế GTGT cần phải nộp vào ngân sách nhà nước dựa trên cơ sở lấy số thuế GTGT đầu ra trừ đi số thuế GTGT đầu vào. Khấu trừ thuế là một nội dung cơ bản và hết sức quan trọng của pháp luật về thuế GTGT.

2. Quyết toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Căn cứ Khoản 1, Điều 10, Luật 31/2013/QH13; sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng 2008:

  •  Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;
  • Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.

Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó.

Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ giá tính thuế giá trị gia tăng xác định theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 của Luật này;

  • Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật này.

3. Quyết toán thuế phải làm những gì?

  • Theo đúng quy định pháp luật thì các đơn vị kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế theo năm dương lịch. Đồng thời, việc đăng ký nộp thuế phải được tiến hành chậm nhất không quá 60 ngày, tính từ ngày 31/12 của năm quyết toán thuế.
  • Tờ khai quyết toán thuế GTGT 2020 hàng năm của các đơn vị kinh doanh phải được áp dụng theo mẫu số 11/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000, để gửi tới cơ quan thuế trực thuộc, hoặc gửi online trên cổng thông tin Tổng cục Thuế.
  • Lưu ý rằng, những đơn vị kinh doanh sáp nhập, hợp nhất, chia tách giải thể hay phá sản thì sẽ phải thực hiện quyết toán thuế GTGT với cơ quan thuế chậm nhất 45 ngày, tính từ ngày sáp nhập hợp nhất, chia tách giải thể hay phá sản.

4. Công ty Luật ACC

Liên hệ với ACC để được hỗ trợ tư vấn tận tình, chu đáo. Chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn dịch vụ tốt nhất với mức giá ưu đãi nhất. ACC cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (791 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo