Quyết định 2181/QĐ-TCT Quy định tiêu chuẩn văn hóa công sở và đạo đức công chức, viên chức ngành thuế

Ngày 27/12/2012 Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành Quyết định 2181/QĐ-TCT Quy định tiêu chuẩn văn hóa công sở và đạo đức công chức, viên chức ngành thuế; Quy định gồm 4 Chương, 22 Điều. Trong bài viết dưới đây, ACC xin gửi tới bạn đọc thông tin về Quyết định 2181/QĐ-TCT Quy định tiêu chuẩn văn hóa công sở và đạo đức công chức, viên chức ngành thuế. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Doanh Nghiệp Bị đóng Mã Số Thuế

1.Quyết định 2181/QĐ-TCT Quy định tiêu chuẩn văn hóa công sở và đạo đức công chức, viên chức ngành thuế

Chương I: Mục tiêu xây dựng văn hoá công sở và đạo đức công chức, viên chức ngành thuế, gồm Điều 1 - Điều 2.

Chương II: Văn hoá công sở, gồm Điều 3 - Điều 14.

Chương III: Đạo đức công chức, viên chức thuế, gồm Điều 15 - Điều 20.

Chương IV: Tổ chức thực hiện, gồm các Điều 21 và Điều 22.

Trong đó:

Điều 5. Giao tiếp và ứng xử

1. Các quy định trong giao tiếp ứng xử

Trong giao tiếp và ứng xử, công chức, viên chức thuế phải có thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt.

Khi giao tiếp qua điện thoại, công chức, viên chức thuế phải xưng tên, cơ quan đơn vị nơi công tác; trả lời nhã nhặn, lịch sự; trao đổi nhã nhặn nội dung công việc có liên quan thuộc trách nhiệm được giao; không ngắt điện thoại đột ngột.

2. Giao tiếp với người nộp thuế

Trong giao tiếp và ứng xử với người nộp thuế, công chức, viên chức thuế phải nhã nhặn, niềm nở; chăm chú lắng nghe ý kiến của nhân dân; giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể, đúng trách nhiệm về các vấn đề có liên quan.

Công chức, viên chức thuế không được hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ.

3. Giao tiếp với đồng nghiệp

Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, công chức, viên chức thuế phải có thái độ chân thành, đoàn kết, trung thực, tương trợ và hợp tác, sẵn sàng lắng nghe ý kiến, tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp.

Trong giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới: Thể hiện đúng cương vị, trách nhiệm của mình, giữ gìn, bảo vệ uy tín của cá nhân; Đối xử công bằng và quan tâm kịp thời để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Có thái độ đúng mực để cấp dưới có thể trình bày, trao đổi những suy nghĩ, thắc mắc và yêu cầu của mình.

Trong giao tiếp giữa cấp dưới và cấp trên: Tuân thủ nghiêm chỉnh và phục tùng các quyết định, quy định, mệnh lệnh, yêu cầu của cấp trên theo đúng chức trách, nhiệm vụ được giao; đồng thời phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm, có trách nhiệm đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của đơn vị nhằm đảm bảo hoạt động nhiệm vụ, công vụ đạt hiệu quả cao.

Thể hiện đúng vai trò và vị trí công tác của mình; Thẳng thắn, trung thực trong ứng xử, làm đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.

Điều 16. Đối với Nhà nước

Trung thành với tổ quốc, bảo vệ danh dự và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài sản của Nhà nước. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thi hành công vụ, quản lý thuế theo đúng quy định của pháp luật.

Bảo vệ bí mật Nhà nước, chấp hành nghiêm các quy định giữ gìn bí mật số liệu, tài liệu có liên quan đến công vụ.

Có tinh thần đấu tranh chống lãng phí, tham ô, tham nhũng và mọi biểu hiện quan liêu hách dịch cửa quyền, kiên quyết đấu tranh chống mọi hành vi vi phạm pháp luật quản lý thuế.

Điều 17. Đối với nhân dân (bao gồm những cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ nộp thuế gọi chung là người nộp thuế)  

Tôn trọng người nộp thuế, văn minh, lịch sự khi giao tiếp ứng xử.

Tận tụy phục vụ nhân dân, hướng dẫn, giải thích tận tình chu đáo.

Giải quyết công việc nhanh chóng, kịp thời và chuẩn xác.

Lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

Công chức, viên chức thuế phải thực sự là “công bộc của nhân dân” và “việc gì có lợi cho dân thì cố gắng làm, việc gì có hại cho dân thì phải cố gắng tránh”.

Phải coi người nộp thuế là khách hàng quan trọng nhất của cơ quan thuế, công chức, viên chức thuế phải có nghĩa vụ và trách nhiệm phục vụ.

Điều 18. Đối với đồng nghiệp

Tôn trọng, trung thực và hợp tác vì lợi ích công vụ, lợi ích nhà nước.

Có tình thương yêu và biết khoan dung độ lượng.

Đoàn kết, phối hợp công tác để thực thi công vụ quản lý thuế.

Điều 19. Đối với bản thân

Thường xuyên học tập nâng cao trình độ hiểu, biết và tinh thông nghiệp vụ, năng động sáng tạo trong công việc.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Có nếp sống lành mạnh, trung thực, sống và làm việc theo pháp luật.

Chấp hành nghiêm chỉnh Quy định làm việc của ngành, kỷ luật lao động, kỷ cương hành chính trong cơ quan.

Tác phong làm việc đúng đắn, nghiêm túc, giao tiếp ứng xử có văn hoá.

Nói đi đôi với làm, gương mẫu, thân thiện, thu phục lòng dân (người nộp thuế).

Hiếu thảo với cha mẹ, xây dựng gia đình văn hoá mới.

Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có)...

2. Giới thiệu dịch vụ pháp lý của Công ty Luật ACC

Đến với ACC chúng tôi, Quý khách sẽ được cung cấp những dịch vụ tư vấn tốt nhất với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm cùng với chuyên viên pháp lý luôn có mặt trên 63 tỉnh/thành phố đã và đang thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý.

>>>Tại ACC cũng cung cấp Công văn 1379/BHXH-BT, mời bạn đọc tham khảo!!

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến   Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:

Hotline: 1900.3330

Zalo: 0846967979

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1101 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo