Những ai được quyền thành lập công ty cổ phần 2024

Chế định về công ty cổ phần là một trong những chế định quan trọng của pháp luật Doanh nghiệp nói riêng, pháp luật Việt Nam nói chung, quy định về các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp, trong đó có quyền thành lập công ty cổ phần được Luật ACC tổng hợp với các nội dung chính sau đây:

Những Ai được Quyền Thành Lập Công Ty Cổ Phần
Những Ai được Quyền Thành Lập Công Ty Cổ Phần

1. Thế nào là quyền thành lập công ty cổ phần?

Quyền thành lập công ty bắt nguồn từ quyền tự do kinh doanh quy định trong hiến pháp và cũng là một trong bộ phận quan trọng của quyền hiến định này. Theo đó, đây là việc các tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn các hình thức được quy định trong luật doanh nghiệp để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình, cũng như tham gia vào ngành nghề mà pháp luật cho phép. Họ được tự do thành lập doanh nghiệp, tự do lựa chọn mức vốn, người đứng đầu, tuyển dụng nhân sự,… miễn không thuộc các điều mà pháp luật Việt Nam không cho phép thực hiện.

Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Loại hình này có đặc trưng riêng với các loại hình được quy định khác và quyền thành lập công ty cổ phần cũng là quyền mà cá nhân, tổ chức được lựa chọn loại hình công ty cổ phần khi tham gia thị trường

2. Những ai được quyền thành lập công ty cổ phần

Mặc dù đây là một trong các bộ phận của quyền tự do kinh doanh – quyền hiến định mà tất cả công dân Việt Nam được thừa nhận và bảo hộ hợp pháp nhưng không phải tất cả mọi người đều có quyền thành lập công ty cổ phần. Dưới sự điều chỉnh của pháp luật doanh nghiệp, vấn đề này được quy định những chủ thể sau thì có quyền thành lập công ty cổ phần, đó là các chức, cá nhân nhưng trừ các trường hợp sau:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước nhưng trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác

- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định mà cụ thể pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật Hình sự

Như vậy, hầu như, những người bị cấm thành lập công ty cổ phần chủ yếu là cán bộ, công chức hay là những cá nhân chưa đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự để có thể tham gia trong quan hệ quản lý doanh nghiệp mà Nhà nước quy định.

3. Thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần khi được quyền thành lập công ty cổ phần

Bước 1: Soạn hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm các giấy tờ như sau:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu được quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp

- Bản dự thảo điều lệ công ty.

- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

- Bản sao một trong các giấy tờ sau đây:

  •     Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
  •     Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  •     Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Trong trường hợp này, có thể lựa chọn 02 hình thức nộp hồ sơ:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

  •     Cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
  •     Trường hợp hồ sơ hợp lệ và được chấp nhận Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận. Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  •     Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản.

- Nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)

  •     Các nhân tổ chức tiến hành kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  •     Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
  •     Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp.
  •     Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký công ty cổ phần 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

- 50.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (theo Thông tư 47/2019/TT-BTC).

- Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử.

4. Những câu hỏi thường gặp

Cán bộ, công nhân viên chức nhà nước có được thành lập doanh nghiệp không?

Cán bộ, công nhân viên chức đang là thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng hoặc các vị trí cấp quản lý khác của doanh nghiệp trực thuộc bộ máy nhà nước, chỉ được phép tham gia góp vốn với tư cách cổ đông.

Cá nhân, công dân Việt Nam có được thành lập doanh nghiệp không?

Cá nhân chưa đủ tuổi thành niên, không đủ hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

Người đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.

Người đại diện doanh nghiệp?

Người đại diện doanh nghiệp bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền

Đối tượng được quyền nhận vốn góp chuyển nhượng?

  • Thành viên có thể chuyển nhượng phần vốn góp cho công ty mà mình đang nắm giữ vốn, chuyển nhượng cho thành viên khác hoặc người khác, tổ chức khác không phải là thành viên công ty;

  • Trừ những trường hợp pháp luật cấm hoặc hạn chế thì tất cả các tổ chức, cá nhân đều được nhận chuyển nhượng vốn góp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (906 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo